How to identify dangerous goods labels
Nhận diện được các loại tem nhãn nguy hiểm khi vận tải quốc tế rất quan trọng giúp quá trình phân loại và vận chuyển hàng hóa được tiến hành thuận lợi. Qua thông tin cảnh báo từ các loại nhãn sẽ có phương án vận chuyển, bảo quản, sử dụng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp. Bài viết dưới đây, Kin Kin Logistics sẽ giúp bạn nhận diện đầy đủ về các nhãn hóa chất nguy hiểm.
Hướng dẫn nhận biết tem nhãn hàng nguy hiểm
Dưới đây là 9 nhóm hàng nguy hiểm mà cách nhận biết nhãn mà bạn cần phải biết
1. Nhóm 1 - Nhóm Thuốc nổ - Explosive Materials
Các nhãn nhóm 1 được in màu da cam
Các nhãn có hình quả bom, có số 1.1, 1.2, 1.3, 1.4, 1.5, 1.6 đều thể hiện ý nghĩa là hàng nguy hiểm thuộc nhóm Thuốc nổ - Explosives (nhóm 1). Các nhãn này thường sẽ được in màu da cam.
2. Nhóm 2 - Nhóm Chất khí - Gases
Nhóm 2 - Nhóm Chất khí - Gases
Các nhãn có hình bình gas, ngọn lửa, đầu lâu xương chéo, trên nhãn có số 2 đều thể hiện ý nghĩa là hàng nguy hiểm thuộc nhóm Chất khí - Gas (nhóm 2). Các nhãn này thường sẽ được in màu giống như hình, có màu xanh lá cây, đỏ và trắng, tương ứng với gas không cháy được, gas cháy được và gas độc.
3. Nhóm 3 - Nhóm Chất lỏng dễ cháy - Flammable Liquids
Nhãn nhóm 3 có hình ngọn lửa
Các nhãn có hình ngọn lửa, trên nhãn có số 3 đều thể hiện ý nghĩa là hàng nguy hiểm thuộc nhóm Chất lỏng dễ cháy – Flammable Liquid (nhóm 3). Các nhãn này thường sẽ được in màu đỏ.
4. Nhóm 4 - Nhóm Chất rắn dễ cháy - Flammable Solids
Nhóm hàng nguy hiểm số 4 là các chất rắn dễ cháy
Các nhãn có hình ngọn lửa, trên nhãn có số 4 đều thể hiện ý nghĩa là hàng nguy hiểm thuộc nhóm Chất rắn dễ cháy – Flammable Solid (nhóm 4). Các nhãn này thường sẽ được in màu đỏ - trắng, hoặc màu xanh. Lần lượt trên hình là các chất rắn dễ cháy (bột kim loại), các chất rắn có khả năng tự bốc cháy (phốt pho trắng), các chất rắn khi tiếp xúc với nước sẽ giải phóng khí dễ cháy, gây nguy hiểm (canxi carbide).
5. Nhóm 5 - Nhóm Chất oxi hóa và chất pe-ro-xit hữu cơ - Oxidising Substances and Organic Pesticides
Nhóm Chất oxi hóa và chất pe-ro-xit hữu cơ
Các nhãn có hình ngọn lửa, trên nhãn có số 5 đều thể hiện ý nghĩa là hàng nguy hiểm thuộc nhóm Chất oxi hóa và chất pe-ro-xit hữu cơ (nhóm 5). Các nhãn này thường sẽ được in màu vàng hoặc đỏ - vàng. Lần lượt trên hình là các chất oxi hóa, các chất hữu cơ có chứa oxi.
6. Nhóm 6 - Nhóm Chất độc và chất lây nhiễm - Toxic and Infections Substances
Nhóm 6 là nhóm Chất độc và chất lây nhiễm
Các nhãn có hình đầu lâu, biểu tượng bệnh truyền nhiễm, trên nhãn có số 6 đều thể hiện ý nghĩa là hàng nguy hiểm thuộc nhóm Chất độc và chất lây nhiễm (nhóm 6).
7. Nhóm 7 - Nhóm Chất phóng xạ - Radioactive Materials
Nhóm Chất phóng xạ có biểu tượng chất phóng xạ
Các nhãn có biểu tượng chất phóng xạ, trên nhãn có số 7 đều thể hiện ý nghĩa là hàng nguy hiểm thuộc nhóm Chất phóng xạ (nhóm 7). Nhãn thường được in màu vàng hoặc in đen trắng. Ngoài ra có loại tem hình chữ nhật, viền sọc, có khoảng trống để điền thông tin chất phóng xạ.
8. Nhóm 8 - Nhóm Chất ăn mòn - Corrosive Materials
Nhóm Chất ăn mòn
Các nhãn có biểu tượng chất ăn mòn, trên nhãn có số 8 đều thể hiện ý nghĩa là hàng nguy hiểm thuộc nhóm Chất ăn mòn (nhóm 8). Tem thường được in màu đen trắng.
9. Nhóm 9 - Nhóm Hàng nguy hiểm khác – Miscellaneous
Nhóm Hàng nguy hiểm khác
Các nhãn có sọc đen trắng, có số 9 đều thể hiện ý nghĩa là hàng nguy hiểm thuộc nhóm Hàng nguy hiểm khác (nhóm 9). Tem thường được in màu đen trắng. Các mặt hàng bị dán tem này thường là động cơ máy móc, hạt nhựa nguyên sinh, đá khô, pin lithium-ion rời, pin lithium kim loại rời (là các viên pin lẻ, không đi kèm với thiết bị).
Nhãn các mặt hàng có từ tính mạnh, các chất hóa lỏng ở nhiệt độ thấp
Các nhãn có hình vẽ nam châm, chất hóa lỏng, hình máy bay, hình con cá thể hiện ý nghĩa các mặt hàng có từ tính mạnh, các chất hóa lỏng ở nhiệt độ thấp (như khí nitơ lỏng), các mặt hàng không thể chuyên chở bằng máy bay chở khách và các mặt hàng gây nguy hại cho nguồn nước.
Nhãn hàng hóa chứa hàm lượng rất ít các chất nguy hiểm
Các nhãn miêu tả hàng hóa chứa hàm lượng rất ít các chất nguy hiểm thuộc các nhóm kể trên.
Một số tem nhãn khác không phải là tem nhãn hàng nguy hiểm
Dưới đây là một số tem nhãn không phải hàng nguy hiểm có thể gây nhầm lẫn mà bạn cần chú ý.
Đây là tem miêu tả hàng hóa, thiết bị có chứa pin
Tem yêu cầu để hàng hóa tránh xa nguồn nhiệt, hơi có nhiệt độ cao
Đây là tem yêu cầu để hàng hóa tránh xa nguồn nhiệt, hơi có nhiệt độ cao. Tem có hình mũi tên yêu cầu để hàng hóa theo hướng mũi tên, không làm đổ, lật ngược hàng hóa.
Cách xử lý khi nhìn thấy tem nhãn hàng nguy hiểm
Nhân viên kho khi kiểm hóa cần nhìn hết 6 mặt của thùng hàng xem có nhãn hay hình vẽ nào khác thường không. Nếu phát hiện ra tem nhãn hàng nguy hiểm cần phải xử lý luôn. Thường xuất hiện các trường hợp khách sử dụng lại thùng hàng cũ để gửi hàng đi, dẫn tới tem nhãn hàng nguy hiểm vẫn còn ở trên thùng dù sản phẩm bên trong bình thường.
Các bước xử lý như sau:
Bước 1: Kiểm tra hàng hóa bên trong xem có đúng là hàng hóa nguy hiểm như tem nhãn thông báo hay không. Nếu đúng là hàng nguy hiểm sẽ tạm thời dừng vận chuyển, báo cáo với quản lý.
Bước 2: Nếu không phải là hàng nguy hiểm, gỡ bỏ nhãn dán có trên thùng ra, hoặc lấy băng dính màu, băng dính đen, bút dạ, xử lý sao cho HOÀN TOÀN KHÔNG CÒN CÓ THỂ NHÌN THẤY được nhãn dán / biểu tượng nữa. Trong trường hợp không thể gỡ, xóa tem nhãn, có thể thay đổi thùng hàng mới để cho hàng hóa vào trong.