How to send goods from Japan to Vietnam by post
1: Cách gửi hàng bằng đường bưu điện từ Nhật về Việt Nam.
Một trong những cách gửi hàng từ Nhật Bản về Việt Nam đáp ứng yêu cầu giá vận chuyển rẻ và tiện lợi cho những du học sinh, người muốn gửi hàng về cho bạn bè người thân đó chính là gửi chuyển phát nhanh EMS thông qua Bưu điện Nhật Bản. Hãy cùng Kin Kin Logistics tìm hiểu chi tiết hơn về loại hình vận chuyển này ngay thôi.
Khi nhắc đến dịch vụ chuyển phát nhanh từ Nhật Bản về Việt Nam, mọi người thường sẽ ưu tiên sử dụng dịch vụ gửi qua bưu điện EMS bởi độ thông dụng và phổ biến của nó.
Dịch vụ EMS là gì?
Dịch vụ EMS (Express Mail Service) là dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế được cung cấp bởi Bưu điện quốc tế EMS. EMS cung cấp cho khách hàng khả năng gửi các bưu kiện, bưu phẩm và tài liệu quan trọng đến các địa điểm trong và ngoài nước một cách nhanh chóng, đáng tin cậy và an toàn.
2: Các Ưu, nhược điểm khi sử dụng dịch vụ EMS.
Bất cứ dịch vụ vận chuyển nào cũng có những ưu, nhược điểm riêng. Vì vậy hãy chú ý đến điều này để cân nhắc kỹ hơn về việc lựa chọn dịch vụ cho mục đích của mình nhé.
Ưu điểm:
Chi nhánh khắp Nhật Bản.
Tốc độ giao hàng 4-5 ngày.
Định vị chi tiết đơn hàng đang ở nước nào, tình trạng kiện hàng ra sao.
Giao hàng tận nhà.
Nhược điểm:
Cước vận chuyển đắt 2100 Yên/1kg (Gửi càng nhiều càng rẻ)
Hạn chế nhiều loại mặt hàng đặc biệt là đồ điện tử
Tự chịu trách nhiệm về thuế và tự xử lý với hải quan trong trường hợp hàng bị giữ kiện ra sao.
Gửi hàng quốc tế qua đường bưu điện dễ thất lạc đồ
Việc xảy ra thất lạc đồ chính là một những nỗi lo của người gửi. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm khi xảy ra. Và vấn đề này chỉ xảy ra ở khâu kiểm tra của hải quan. Còn khi hàng đã về đến Việt Nam thì bưu phẩm mà bạn ký gửi sẽ do bưu chính Việt Nam vận chuyển nên sẽ rất khó để biết được hàng hóa của bạn bị thất lạc ở đâu.
Nếu lựa chọn bưu điện là phương tiện để ký gửi thì bạn chỉ nên lựa chọn tài liệu hoặc các loại hàng hóa có giá trị thấp với số lượng ít. Đề phòng rủi ro hy hữu có xảy ra. Đồng thời, nếu số lượng hàng hóa bạn gửi đi hoặc gửi về giữa hai nước quá lớn với kiện hàng to thì khả nâng cao đơn hàng của bạn sẽ bị kẹt lại tại cửa khẩu hải quan.
3: Các bước gửi đồ, hàng hóa từ Nhật Bản về Việt Nam qua EMS
Để gửi đồ từ Nhật Bản về Việt Nam qua bưu điện EMS, bạn có thể tham khảo các bước sau:
Bước 1: Tìm hiểu thông tin cơ bản về dịch vụ EMS
Tìm hiểu về các dịch vụ EMS tại Nhật Bản, bao gồm giá cả, thời gian giao hàng, trọng lượng tối đa và quy định về hàng hóa cấm vận.
Bước 2: Chuẩn bị
Chuẩn bị hàng hóa cần gửi, để vào thùng và mang ra bưu điện đến quầy chuyển hàng.
Lưu ý: Bạn không nên bọc quá kỹ hoặc có thể thì chưa cần đóng gói ngay bởi nhân viên bưu điện sẽ bóc ra để kiểm tra và đảm bảo hàng hóa bạn gửi không vi phạm pháp luật.
Bước 3: Gửi hàng
Đến bưu điện hoặc các cửa hàng cung cấp dịch vụ EMS để đăng ký gửi hàng,hãy nói bạn nói với nhân viên là bạn chuyển hàng quốc tế EMS. Bạn cần đưa cho nhân viên bưu điện thông tin về địa chỉ người nhận và gói hàng của bạn để nhân viên bưu điện tính phí chuyển phát.
Sau khi điền toàn bộ giấy tờ liên quan đến thủ tục khai thuế và danh mục đồ nhân viên sẽ kiểm tra và cân để tính phí vận chuyển.
Bước 4: Thanh toán phí chuyển phát và nhận biên lai từ nhân viên bưu điện.
Bước 5: Theo dõi trạng thái của bưu kiện trực tuyến.
EMS cung cấp dịch vụ theo dõi trực tuyến để bạn có thể biết được trạng thái của bưu kiện của mình.
Bước 6: Nhận bưu kiện khi hàng đã được giao đến địa chỉ nhận.
Giấy tờ cần điền
Bạn cần phải điền hai loại giấy tờ: tờ giấy ghi địa chỉ và danh mục hàng cùng một tờ khai thuế.
Phần địa chỉ, bạn ghi địa chỉ của mình ở phần Form và thông tin người nhận phần To. (Nếu không có Fax và Postal Code thì không cần ghi).
Phần quan trọng bạn cần chú ý là mục khai danh mục hàng ở ô 21:
Cột 1: Detailed description: Ghi rõ tên loại hàng.
Cột 2: Là mã HS cho hàng gửi với mục đích kinh doanh (Nếu gửi đồ cho người thân thì không cần điền).
Cột 3: Thông tin chi tiết về hàng hóa: ghi khối lượng và giá trị đồ cần gửi
Ô 22, 23: Đánh dấu loại đồ mà bạn gửi về Việt Nam như quà tặng (gift), tài liệu (document)...
Ô 16: Ghi số loại danh mục và số lượng đồ gửi.
Ô 39: Ký tên.
Tờ khai thuế bạn ghi giống ô 21 và phần địa chỉ.
Một số lưu ý:
Không gửi các loại hàng cấm của EMS: https://www.post.japanpost.jp/int/use/restriction/index_en.html#airmail?int_index_en
Khi hàng hóa được gửi về Việt Nam sẽ phải đóng thuế nhập khẩu từ 10% - 20% tùy thuộc vào loại mặt hàng, có những mặt hàng không mất thuế và thuế VAT để lấy đồ.
Công cụ tra cứu giá cước và số ngày vận chuyển EMS online: https://www.post.japanpost.jp/cgi-charge/index.php?lang=_en
Tracking đơn hàng EMS: https://trackings.post.japanpost.jp/services/srv/sequenceNoSearch/input?locale=en
Như vậy, lựa chọn EMS trong trường hợp gửi những giấy tờ quan trọng hoặc mặt hàng nhẹ dưới 500gram vì giá cước chỉ khoảng 1400¥. Tùy vào mục đích hãy lựa chọn hình thức vận chuyển phù hợp với ngân sách của mình nhé.
Hy vọng bài viết mà Kin Kin mang đến sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về cách gửi hàng cũng như những vấn đề lưu ý khi gửi hàng từ Nhật về Việt Nam qua Bưu điện Nhật Bản.
Công ty TNHH KIN KIN Logistics ( KIN KIN LOGISTICS COMPANY LIMITED)
Địa chỉ: Tầng 4, Số nhà 19 ngõ 68 Phố Lưu Hữu Phước, Phường Mỹ Đình 1, Nam Từ Liêm, Hà Nội
SĐT: 0969085488
Email: kinkincompany.ltd@gmail.com
Website: kinkinlogistics.com
SĐT: 0969085488