Bà bầu có ăn được lá lốt không? [CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁP]
Lá lốt vốn được biết đến là loại lá mang đến nhiều tác dụng về sức khỏe cho người sử dụng. Tuy nhiên, bà bầu có ăn được lá lốt không thì không phải ai cũng biết. Bài viết dưới đây Kin Kin Logistics sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi này và những lưu ý cần quan tâm khi sử dụng lá lốt.
1. Lợi ích khi sử dụng lá lốt
Từ xưa lá lốt được biết đến không chỉ là một loại thực phẩm dùng để nấu ăn mà nó còn là một vị thuốc với rất nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe người sử dụng. Cứ trong 100 gram lá lốt chứa 39 kcal, 4,1mg sắt, 2,5 chất xơ, 4,3 gam protein, 980 mg photpho, 86,5gram nước, 34mg vitamin C và 260mg canxi. Tuy chứa nhiều dinh dưỡng nhưng bà bầu có được ăn lá lốt không lại là một điều thắc mắc.
Lá lốt chứa rất nhiều hoạt chất tốt giúp chữa các bệnh về xương khớp. Lá và thân cây chứa nhiều alcaloid và tinh dầu. Beta - caryophyllene là hoạt chất chứa tỷ lệ cao nhất trong tinh dầu lá lốt. Loại cây này hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến đau nhức xương khớp, đau đầu, thận, đau răng, rối loạn tiêu hóa,... Đặc biệt có thể chữa được các bệnh phong thấp - căn bệnh mãn tính, khó chữa và dai dẳng.
2. Giải đáp thắc mắc: Bà bầu có ăn được lá lốt không?
Trả lời: CÓ
Bà bầu có ăn được lá lốt không là câu hỏi mà hầu hết các bà bầu đều quan tâm. Theo Đông y, trong giai đoạn mang thai bà bầu có thể ăn lá lốt. Bởi nó có thể giúp mẹ bầu giảm tình trạng nghén, hỗ trợ tiêu hóa và giúp bà bầu ăn ngon miệng hơn. Lá lốt mang lại những lợi ích đối với sức khỏe của phụ nữ có thai như sau:
Bà bầu có thể sử dụng được lá lốt
Trị ho, giảm đau nhức chân tay
Khi mang thai mà bị ho, mẹ bầu phải hạn chế dùng thuốc để tránh ảnh hưởng đến bé cưng. Thay vì dùng thuốc, bạn có thể sử dụng lá lốt để điều trị ho. Lá lốt cũng được đánh giá là phương thuốc trị ho hiệu quả cho mẹ bầu.
Các hợp chất trong lá lốt còn có tác dụng giúp phụ nữ mang thai giảm được triệu chứng đau nhức chân tay. Theo y học hiện đại, phần lá và thân của lá lốt có chứa tinh dầu với những thành phần chủ yếu như beta-caryophylen và benzyl axetat. Đây đều là các thành phần có công dụng chống viêm và giảm đau rất tốt. Vì thể sử dụng lá lốt thường xuyên sẽ giúp bạn giảm bớt tình trạng đau nhức chân tay, đau đầu do mang thai gây nên.
Giảm nguy cơ táo bón
Khi mang thai rất dễ gặp tình trạng táo bón bởi cơ thể thay đổi lượng hormone ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, việc bổ sung đa dạng thực phẩm cung cấp dinh dưỡng cho mẹ và bé cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Để khắc phục tình trạng này, mẹ bầu có thể bổ sung lượng lá lốt vừa đủ trong thực đơn bữa ăn. Với tính ấm có trong lá lốt rất tốt hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp giảm đầy hơi, khó tiêu. Chỉ cần đọc đến đây thôi chắc hẳn cũng có thể trả lời được câu hỏi bà bầu có ăn được lá lốt không phải không nào?
Hỗ trợ tình trạng táo bón ở mẹ bầu
Hạn chế chảy máu chân răng
Nhiều mẹ bầu hay bị chảy máu chân răng thì có thể sử dụng lá lốt để giảm thiểu tình trạng này. Đây là bài thuốc chữa chảy máu chân răng, viêm chân răng cực hiệu quả được nhiều người áp dụng. Bởi trong lá lốt chứa thành phần Beta Caryophylen và một số thành phần khác có vị cay, tính ấm, mùi thơm. Tất cả chúng giúp kháng viêm, giảm sưng và hạn chế dần biểu hiện đau nhức, chảy máu chân răng.
Bạn đọc tham khảo thêm: Bà bầu ăn sashimi được không và những lưu ý cần phải biết nhé
Hỗ trợ điều trị bệnh phụ khoa
Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu thay đổi, nguy cơ ra nhiều khí hư bất thường gây ngứa ngáy và viêm nhiễm khó chịu. Nhiều tình trạng nặng còn bị nhiễm nấm gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Sử dụng nước lá lốt đun sôi rửa vùng kín là bài thuốc hiệu quả giúp điều trị tình trạng này. Tuy nhiên nếu tình trạng viêm nhiễm nặng thì mẹ cần gặp bác sĩ để có phác đồ điều trị thích hợp.
Trị mụn, tàn nhang và nám
Một vấn đề nữa khi mang thai cũng hay gặp phải là mụn, tàn nhang hoặc những đốm nám da xuất hiện. Một số hoạt chất trong lá lốt có khả năng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây mụn, giảm viêm, sưng tại các nốt mụn.
Bên cạnh đó, các vitamin trong lá lốt sẽ thẩm thấu vào da và giúp da cân bằng độ PH. Từ đó, nó giúp làm thông thoáng lỗ chân lông và làm đẹp da. Như vậy có thể thấy không chỉ bà bầu có ăn được lá lốt không mà còn sử dụng nó để chăm sóc da. Lá lốt có tác dụng tẩy bỏ tế bào chết trên da. Đồng thời hoạt chất alcaloid giúp da kháng khuẩn, làm sáng mịn và ngăn ngừa tình trạng sạm, nám.
Lá lốt trị nám tàn nhang hiệu quả
Giảm sưng phù chân
Hiện tượng phù chân, tích nước ở chân cũng là hiện tượng thường gặp ở mẹ bầu. Sử dụng lá lốt ngâm chân giúp lưu thông khí huyết từ đó giúp giảm tình trạng phù chân. Bạn nên ngâm chân đều đặn vào buổi tối trước khi ngủ để có giấc ngủ ngon và tinh thần thư giãn.
Như vậy với những lợi ích của lá lốt mà chúng tôi chia sẻ trên đã giải đáp cho thắc mắc “bà bầu có ăn được lá lốt không?” Tuy nhiên, sau khi sinh bà bầu có ăn lá lốt được không thì câu trả lời là không nên sử dụng. Theo chuyên gia, lá lốt có tính nóng nên nếu sau khi ăn nó sẽ ngăn cản việc hình thành sữa mẹ, gây tắc tuyến sữa. Điều này ảnh hưởng đến quá trình cho con bú sữa mẹ của các mẹ bỉm sữa.
3. Hướng dẫn bà bầu ăn lá lốt đúng cách
Sau khi tìm được giải đáp cho câu hỏi: bà bầu có ăn được lá lốt không thì bạn cũng cần biết được cách ăn lá lốt đúng cách. Có như vậy loại lá này mới phát huy tối đa tác dụng và đảm bảo an toàn khi ăn.
Khi mang thai, bạn nên ăn một lượng lá lốt vừa đủ để nhận được nhiều lợi ích sức khỏe nhé. Với những bà bầu đã có tiền sử sảy thai thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bổ sung thực phẩm vào thực đơn.
Bà bầu chỉ nên ăn lá lốt khi nấu chín hoặc qua chế biến. Tuyệt đối không ăn lá lốt sống bởi nó còn có nhiều bụi bẩn, vi khuẩn trên bền mặt dễ gây nhiễm khuẩn, đau bụng. Chỉ nên ăn loại lá này từ 1 – 2 lần/tuần. Bởi trong lá lốt có tính nhiệt nếu ăn thường xuyên sẽ tích tụ nhiệt trong cơ thể, gây nên tình trạng nóng trong.
Ăn lá lốt với lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều
Dù lá lốt có nhiều lợi ích về sức khỏe cho bà bầu nhưng bạn cần ghi nhớ đây chỉ là một loại thảo dược hỗ trợ và không phải thuốc chữa bệnh. Nếu ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Trong khi mang thai nếu bạn xuất hiện bất kỳ một triệu chứng khó chịu nào, hãy đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị.
Bài thuốc dân gian hay từ lá lốt tốt sức khỏe bà bầu
Bên cạnh chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, loại thực phẩm này còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe mẹ bầu. Có thể thấy với câu hỏi bà bầu có ăn được lá lốt không thì không chỉ ăn được mà còn có thể dùng nó để ngâm, xông giảm một số triệu chứng, cụ thể:
- Giảm nhiệt miệng: Lá lốt chứa chất chống viêm, kháng khuẩn như flavonoid và alkaloid,… nên có tác dụng trị được nhiệt miệng. Bạn hãy ngậm lá lốt trong miệng để giảm viêm bằng cách: rửa sạch 20 lá lốt rồi cho vào máy xay cùng 1 thìa muối biển và 100ml nước ấm. Sau đó, lọc hỗn hợp qua rây bỏ bã và ngậm nước cốt 3 – 4 lần/ngày.
Sử dụng lá lốt xông mặt làm đẹp da
- Xông mặt giảm mụn: Phương pháp xông hơi bằng lá lốt cũng rất đơn giản. Bạn hãy rửa sạch lá lốt và đun sôi cũng một chút muối. Sau khi nước sôi tầm 3 phút thì bắt bếp và đem đi xông mặt. Hãy để mặt xa nồi xông khoảng 25cm để tránh bị hơi nước làm bỏng mặt. Sau khi xông, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu và được thư giãn. Thực hiện đều đặn tuần 2 lần để cải thiện làn da nhé. Bên cạnh xông, bạn có thể đun sôi và tắm để mang lại cảm giác thoải mái hơn.
- Ngâm chân giảm phù nề: bằng cách rửa sạch khoảng 10 lá lốt, đun sôi cùng 1 lít nước. Sau khi sôi để lửa nhỏ nấu thêm 3 phút rồi tắt bếp. Đổ nước ra chậu pha loãng với nước ấm và tiến hành ngâm chân.
Như vậy, qua những thông tin mà Kin Kin Logistics chia sẻ trong bài viết trên, chắc chắn bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi: bà bầu có ăn được lá lốt không?. Mong rằng với câu trả lời trên cũng những lưu ý khi sử dụng lá lốt bạn sẽ giúp mẹ bầu dùng lá lốt đúng cách và có một thai kỳ khỏe mạnh.