Bó túi cách làm mì ramen đúng chuẩn kiểu Nhật Bản
Những sợi mì dai dẻo cùng nước súp đậm đà, thanh ngọt của món mì ramen Nhật Bản chắc chắn khiến bạn ăn một lần là nhớ mãi. Giờ đây khi muốn thưởng thức món ăn này, bạn có thể tự tay vào bếp với cách làm mì ramen đơn giản mà Kin Kin Logistics sẽ chia sẻ ngay trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về món mì ramen Nhật Bản
Trước khi tìm hiểu về cách làm mì ramen hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nguồn gốc món mì thơm ngon này nhé. Mì ramen là món ăn truyền thống ngon nức tiếng tại đất nước Nhật Bản. Đây cũng chính là món ăn mà người Nhật rất ưa chuộng và tự hào khi nhắc đến. Chính bởi sự phổ biến của chúng nên bạn có thể tìm thấy và thưởng thức mì ramen ở bất cứ đâu tại Nhật Bản.
Ramen bao gồm sợi mì, nước dùng nấu từ xương heo, xương gà hoặc xương cá. Đồng thời nó được ăn với các món ăn kèm như xá xíu, rong biển sấy, măng chua, chả cá Nhật, ngô và hành lá. Đến nay, nguồn gốc của mì ramen vẫn là câu hỏi chưa được làm sáng tỏ. Nhiều người cho rằng ramen có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng họ lại không rõ thời điểm nó được du nhập vào Nhật Bản.
Mì ramen là món mì trứ danh Nhật Bản
Theo một vài nguồn tin khác thì cho rằng vào đầu thế kỷ 20, cách làm mì ramen được phát minh tại Nhật Bản. Theo chuyên gia ramen, ông Osaki Hiroshi, cửa hàng mì ramen đầu tiên đã được mở tại Yokohama vào năm 1910. Từ năm 1980, ramen dần dần trở thành một biểu tượng văn hóa của Nhật và lan rộng toàn thế giới.
Những loại mì ramen phổ biến nhất tại Nhật Bản
Mì Shio ramen
Nước dùng của shio ramen được xem là loại lâu đời nhất. Nước dùng trong, màu trắng vàng do được nấu từ rất nhiều muối kết hợp với thịt gà, cá, đôi khi là xương lợn. Trong các loại mì ramen thì đây là loại mì có vị mặn nhất. Shio ramen có nhiều rong biển, vị đậm đà nên không thích hợp với ai ăn nhạt.
Mì Tonkotsu ramen
Tonkotsu được làm từ nước dùng từ xương, mỡ heo hầm trong nhiều tiếng đồng hồ. Nước dùng khá đặc và có màu trắng nhạt. Màu sắc và độ sánh của nước đến từ việc hầm xương và mỡ ở nhiệt độ cao trong nhiều giờ. Một số nơi có thời gian nấu nước dùng lên đến 20 tiếng. Cách làm mì ramen Nhật Bản này hơi mất thời gian do việc làm nước dùng lâu. Tonkotsu ramen thường đi kèm với thịt lợn, gừng đỏ muối chua, trứng luộc lòng đào và một số loại rau.
Tonkotsu với nước mì nấu rất kỳ công mang lại hương vị thơm ngon khó quên
Mì Miso ramen
Mặc dù tương miso Nhật Bản đã có từ rất lâu, nhưng Miso Ramen chỉ mới xuất hiện từ những năm 1960 ở Hokkaido. Nước dùng mì có vị hơi ngọt, mùi thơm hấp dẫn là sự kết hợp của sốt miso, mỡ gà hay nước dùng cá, hay đôi khi có cả mỡ lợn. Sợi mì ăn chung với nước dùng là loại sợi mì xoắn và dày, ăn kèm với trứng luộc lòng đào, thịt xá xíu và chả cá.
Mì Tsukemen ramen
Tsukemen ramen còn được gọi là mì lạnh bởi mì sau khi luộc chín sẽ được đem đi làm lạnh. Cách làm mì ramen Nhật Bản này có hơi khác biệt. Sự đặc biệt khi ăn tsukemen là nước dùng không chan lên mì mà được tách thành 2 tô riêng. Khi thưởng thức bạn sẽ gắp mì và chấm vào nước dùng. Cũng chính vì cách thưởng thức đặc biệt này, người Nhật thường thích ăn tsukemen vào thời tiết nóng.
Thưởng thức Tsukemen vào mùa hè là trải nghiệm tuyệt vời
Mì Shoyu ramen
Thành phần chính của nước dùng loại mì này là xì dầu nấu chung với thịt và rau củ để tạo vị ngọt. Tuy nhiên, loại nước dùng này khá đậm, có thể khó ăn với những ai quen ăn nhạt. Loại mì ramen này phổ biến nhất ở Tokyo. Mì thường ăn kèm với măng khô, chả cá, rong biển, xá xíu và trứng luộc lòng đào.
Bạn đọc tham khảo thêm: cách làm bánh takoyaki chuẩn vị nhất.
Cách làm mì ramen thơm ngon, đậm đà chuẩn vị Nhật
Có rất nhiều cách làm món mì ramen Nhật Bản khác nhau. Dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý đến bạn cách làm mì ramen vị truyền thống được nhiều người ưa chuộng nhất.
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Để có thể sẵn sàng bắt tay cách làm mì ramen đơn giản và ngon thì bạn cần phải chuẩn bị những nguyên liệu sau
- Sợi mì ramen
Sợi mì mamen được làm từ 4 nguyên liệu cơ bản: bột mì, nước, muối và nước tro tàu. Nước tro tàu là nguyên liệu không thể thiếu khi làm mì bởi nó giúp tăng độ dẻo dai, tạo màu cũng như hương vị đặc trưng cho sợi mì. Hiện nay sợi mì ramen có bán tại các siêu thị, bạn có thể mua loại làm sẵn tiện lợi cũng được.
Sợi mì ramen là nguyên liệu quan trọng không thể thiếu
- Nước dùng mì
Nước súp là một trong những bước quan trọng trong cách làm mì ramen. Nước súp được hầm từ xương heo, xương gà, xương cá hoặc xương bò, đồng thời kết hợp với các nguyên liệu khác như: nấm hương, tảo bẹ, vụn cá ngừ phơi khô bào mỏng, cá mòi bé khô và hành tây. Ngoài ra, nước súp còn được nếm nếm những gia vị khác tạo hương vị đặc trưng cho món mì ramen Nhật Bản như: muối - shio, nước tương - shoyu và tương miso.
- Đồ ăn kèm
Ngoài sợi mì và nước dùng là 2 nguyên liệu chính tạo nên món mì ramen trứ dành thì để tăng thêm hương vị, ramen sẽ được thêm vào một số loại đồ ăn kèm như sau:
Thịt lợn: gồm 3 loại chính là chashu - thịt xá xíu, kakuni - thịt viên được hầm từ nước tương và rượu mirin, bacon - thịt xông khói.
Rau củ: rau củ tươi như hành lá, giá đỗ, tỏi, ngô, bắp cải,... Rau củ khô gồm nấm kim châm, mộc nhĩ, wakame, rong biển, beni shoga gừng ngâm.
Trứng luộc: Trứng được luộc lòng dào và tẩm ướt với rượu ngọt, nước tương trong vài tiếng để thấm gia vị.
Chả cá: Chả có được làm từ cá có thịt trắng, băm nhuyễn rồi cuộn lại tạo hình và đem hấp chín
Bước 2: Nấu nước dùng
Để có nồi nước dùng ngon ngọt sẽ tốn vài tiếng đồng hồ
Để có nồi nước dùng thơm, đậm đà ăn mì ramen thì đầu tiên bạn cần sơ chế xương ống để nấu nước dùng. Bước nay được xem là bước quan trọng nhất trong cách làm mì ramen để đảm bảo ra đúng mùi vị của món mì truyền thống. Dùng 1kg xương ống heo chần qua nước sôi 5 phút, sau đó vớt ra ngâm vào chậu nước đá. Điều này giúp thịt giữ được độ ngọt và vị giòn tươi khi nấu.
Tiếp đến, hầm hỗn hợp nước dùng gồm: hành baro, cà rốt, gừng, ớt khô nguyên trái, tỏi đập dập, khoai tây cùng 4 lít nước và xương lợn đã chần qua. Hầm nước dùng từ 5-7 tiếng. Trong lúc hầm xương, bạn chuẩn bị các loại rau củ để để trang trí. Các loại rau củ gồm: cắt lát cà rốt, cắt khúc 3 cây hành baro, cắt lát 1 củ khoai tây. cắt lát gừng, đập dập 40g tỏi. Chú ý khi chọn rau củ, rau càng tươi thì càng ngon, việc cắt lát cũng cần vừa miệng, không quá to cũng như quá nhỏ để đảm bảo thực phẩm đều và đẹp mắt.
Bước 3: Làm thịt xá xíu
Bước tiếp theo trong cách làm mì ramen là nấu thịt xá xíu. Bạn cần lóc da 1kg thịt ba chỉ và cắt mỏng sau đó cuộn thịt lại. Bước này cần cuộn chặt để thịt không bị bung ra. Để đảm bảo hãy dùng chỉ quấn quanh cuộn thịt. Sau đó, bạn rải muối, tiêu đều các mặt cuộn thịt.
Đem cuộn thịt đi áp chảo vàng đều các mặt với 1 chút dầu ăn để chống dính và tăng độ béo. Tiếp đó, cho cuộn thị vừa áp chảo vào nước đun sôi 10 phút, rồi vớt ra ngâm vào chậu nước đá. Việc ngâm nước đá giúp thị có phần ngoài giòn, phần bên trong giữ được độ đảm để thịt mềm và không bị khô khi ăn.
Thịt xá xíu ăn chung với mì ramen
Bước tiếp theo là làm nước dùng thịt xá xíu. Cho 200ml rượu sake, 50g rượu mirin, 100g đường nâu để tạo vị ngọt và màu cánh gián cho nước dùng, 10g tỏi, 10g gừng đã sơ chế và cuộn thịt vừa áp chảo. Cuối cùng hầm tất cả nguyên liệu với 1 lít nước hầm trong 45 phút.
Khi khi hầm xong, thịt xá xíu vớt ra để nguội, cắt lát mỏng 0.5cm, bảo quản tủ mát. Nước dùng nấu với thịt cùng để nguội, sau đó cho 5 quả trứng gà đã luộc, bóc vỏ ngâm vào hỗn hợp trong 30 phút.
Bước 4: Làm nước cốt mì ramen
Nước cốt mì được pha theo tỷ lệ 3-1
Bước tiếp theo bạn cần thực hiện trong cách làm mì ramen là pha nước cốt mì ramen, tỉ lệ pha 3:1 với 3 phần nước dùng và 1 phần nước thịt xá xíu. Đến phần trang trí, hành baro còn lại đem cắt đôi, phần thân trắng cắt theo chiều dọc, phần thân xanh cắt mỏng thành khoanh tròn. Sau khi cắt ngâm với nước, điều này giúp cho hành nở đều cong và đẹp mắt và giảm vị hăng của hành.
Bước 5: Trình bày món ăn
Trình bày món ăn thật đẹp mắt và thưởng thức
Bước cuối cùng trong cách làm mì ramen tại nhà là trình bày món ăn. Cho 250g mì sợi ramen vào luộc sơ trong vòng 5 phút với nước sôi và vớt ra để ráo. Cho mì vào tô, trứng ngâm cắt đôi, hai loại sợi boaro được cắt ngang và cắt dọc, 5 lát rong biển, vài lát thịt xá xíu và rắc vừng lên trên hai nửa quả trứng ngâm.
Như vậy cách làm mì ramen không quá khó, với cách nấu mì ramen mà chúng tôi chia sẻ trên, bạn đã có ngay một bát mì ramen ngon, chuẩn vị Nhật để thưởng thức rồi. Đừng quên khi có nhu cầu gửi hàng Nhật Việt thì liên hệ ngay với Kin Kin Logistics qua hotline: 024 6651 2880 hoặc website https://kinkinlogistics.com/ để được tư vấn nhé.