Những sự thật thú vị về Sumo Nhật Bản có thể bạn chưa biết
Sumo là bộ môn võ thuật đặc biệt của người Nhật và là một nghề rất được người dân Nhật Bản tôn trọng. Vậy võ sĩ Sumo Nhật Bản là gì? Nguồn gốc lịch sử của môn võ này là từ bao giờ? Dưới đây là một số sự thật thú vị mà có lẽ bạn chưa biết về môn võ Sumo sẽ được Kin Kin Logistics bật mí.
1. Nguồn gốc môn võ Sumo Nhật Bản
Võ sĩ sumo là môn võ quan trọng của văn hóa truyền thống và đặc biệt của Nhật Bản. Đây
là một môn thể thao độc đáo và nổi tiếng với những võ sĩ có trọng lượng cơ thể lớn đấu nhau trong một sàn đấu tròn được gọi là "dohyo".
Thời kỳ đầu
Là môn đấu võ cổ xưa, gắn liền với đời sống tinh thần của người Nhật Bản, Sumo được cho là xuất hiện từ thần thoại. Môn võ này từng là nghi lễ xem bói mùa vụ trong năm. Về sau, văn hóa các Thiên Hoàng thưởng lãm lễ hội sumo đã lưu truyền hơn 300 năm. Từ khoảng thế kỷ 12 đến cuối thế kỷ 16, môn võ được áp dụng để các võ sĩ rèn luyện.
Thời kỳ Edo
Sang thời đại Edo, người dân ưa chuộng và xem võ sumo Nhật Bản như một thú vui giải trí. Ở thời kỳ này, đấu sumo chính thức bắt đầu xuất hiện và các nhà riêng, được gọi là "stables," được thành lập để đào tạo và rèn luyện các võ sĩ sumo. Lúc này, sumo bắt đầu có các luật lệ và quy tắc cụ thể, và nghi lễ truyền thống trước và sau trận đấu cũng được phát triển.
Đến thời Edo, sumo bắt đầu có luật lệ và giải thi cụ thể
Thời kỳ Meiji
Thời kỳ Meiji chứng kiến sự đổi mới và hiện đại hóa của Nhật Bản. Sumo Nhật Bản không chỉ duy trì sự phổ biến mà còn tiếp tục phát triển dưới sự quản lý chính thức của chính phủ. Các giải đấu sumo lớn hơn và quy mô toàn quốc bắt đầu được tổ chức, đánh dấu một bước phát triển mới cho văn hóa sumo.
Ngày nay
Ngày nay, văn hóa sumo vẫn được giữ gìn và phát triển trong xã hội Nhật Bản. Các giải đấu sumo, như Kyushu Basho và Nagoya Basho, thu hút sự quan tâm lớn từ người hâm mộ và nhà tài trợ. Các võ sĩ sumo vẫn tuân thủ các quy tắc và nghi lễ truyền thống, trong khi cũng thích nghi với những thách thức và thay đổi của thời đại. Có thể thấy, sự phát triển của Sumo có sự gắn bó mật thiết với sự từng thời kỳ phát triển của đất nước Nhật Bản.
Vai trò của võ sĩ sumo Nhật Bản không chỉ giới hạn trong việc thể hiện khả năng thể thao mà còn là một biểu tượng của sự kiên nhẫn, tôn trọng và sự cống hiến trong văn hóa Nhật Bản. Mỗi cuộc đấu sumo không chỉ là một trận chiến vật lý mà còn là cuộc so tài tinh thần và trí tuệ giữa hai võ sĩ. Các trận thi đấu giữa các sumo của Nhật Bản đưa người xem trải qua nhiều cung bậc cảm xúc.
Bạn đọc tham khảo thêm: Giới Thiệu Về Đất Nước Nhật Bản Đầy Đủ & Chi Tiết Nhất
2. Những điều thú vị về võ Sumo Nhật Bản
Văn hóa sumo của người Nhật
Sumo là môn võ truyền thống trong văn hóa người Nhật
Trong đời sống văn hóa của người Nhật, Sumo được coi là một môn võ cổ truyền, có lịch sử lên đến gần 1500 năm. Trải qua nhiều thăng trầm và biến cố, Sumo vẫn được lưu truyền, bảo tồn, và trở thành đặc trưng khi nhắc đến quốc gia này.
Không chỉ là một môn võ thuật, Sumo Nhật Bản còn mang trong mình tính biểu diễn và nghi thức tôn giáo.Các động tác chào hỏi, dậm chân hay ném muối đều ít nhiều có liên quan đến thần đạo - tôn giáo phổ biến nhất xứ Phù Tang. Chính vì thế, sumo Nhật cũng có văn hóa riêng và quy chuẩn đạo đức mà các võ sĩ buộc phải tuân thủ.
Thu nhập của võ sĩ sumo
Sumo được chia ra nhiều cấp bậc, và mỗi cấp bậc sumo sẽ có mức lương tương ứng. Thực tế, mức lương của các võ sĩ Sumo rất cao. Võ sĩ hạng thấp nhất có mức lương khoảng 9.500 USD/tháng (218 triệu VNĐ), các võ sĩ hạng cao hơn sẽ có mức lương tăng dần và hạng cao nhất với mức lương vào khoảng 26.500 USD/tháng (609 triệu VNĐ).
Luật lệ của giới sumo
Sumo có nhiều luật lệ và quy tắc khắt khe
Trong giới Sumo có rất nhiều luật lệ khắt khe phải tuân thủ. Trường hợp không tuân thủ có thể bị phạt tiền hoặc là cấm thi đấu. Một số luật lệ có thể kể đến như:
- Võ sĩ cùng trại huấn luyện không được phép thi đấu cùng nhau
- Anh em họ hàng không được thi đấu với nhau.
- Các võ sĩ sumo phải để tóc dài, búi lên.
- Các võ sĩ sumo bị cấm lái xe.
- Chiều cao tối thiểu là 1m73
- Trang phục của các võ sĩ được quy định bởi cấp bậc.
Chế độ ăn của võ sĩ sumo
Để có được thân hình “khổng lồ” như vậy, các võ sĩ sumo Nhật Bản phải tuân thủ theo chế độ luyện tập và ăn uống riêng. Buổi sáng các võ sĩ sumo sẽ nhịn và chỉ ăn bữa trưa và tối. Mỗi bữa họ đều ăn các thức ăn giàu dinh dưỡng và nạp vào cơ thể khoảng 8000 calo cho mỗi bữa ăn. Sau khi ăn trưa, các võ sĩ sẽ đi ngủ để tăng lượng mỡ trong cơ thể.
Cân nặng của võ sĩ sumo
Chắc hẳn, bạn cũng rất tò mò rằng sumo nhật bản nặng bao nhiêu? Để trở thành vận động viên sumo chuyên nghiệp, các Sumo phải tăng cường sức khỏe cũng như cân nặng cđể đạt được hình thể mập mạp và khỏe khoắn. Do không có quy định cụ thể về hạng cân trong môn Sumo nên trọng lượng của các võ sĩkhác nhau rất nhiều. Có nhiều trường hợp, võ sĩ phải đối đầu với đối thủ cân nặng gấp đôi trọng lượng của mình.
Không có quy chuẩn nào về cân nặng của võ sĩ sumo
Tuân thủ lời thề
Cùng với việc thực hiện các nghi thức để tôn vinh thần linh, võ sĩ Sumo Nhật Bản phải tuân thủ lời thề trọn đời gắn bó với môn võ thuật này. Họ không được tham gia bất kỳ một môn thể thao hay võ thuật nào khác sau khi đã giải nghệ.
Bạn đọc tham khảo thêm: Lễ Hội Obon Nhật Bản Có Những Điểm Gì Đặc Biệt?
3. Các cấp bậc đấu vật sumo nhật bản
Với hệ thống cấp bậc đặc trưng, võ sĩ sumo của Nhật Bản được xếp hạng dựa trên thành tích thi đấu và kết quả các giải đấu sumo chính thức. Hệ thống này được gọi là "banzuke" và chia thành nhiều cấp bậc khác nhau, từ các cấp bậc cao nhất đến cấp bậc thấp hơn.
Yokozuna (横綱)
Yokozuna là cấp bậc cao nhất và chỉ có một hoặc vài võ sĩ được thăng cấp lên đây. Để trở thành Yokozuna, võ sĩ Sumo Nhật Bản cần phải đạt được một loạt các tiêu chí khắt khe, bao gồm chiến thắng liên tục trong các giải đấu và thể hiện một trình độ thi đấu vượt trội. Yokozuna được coi là biểu tượng của sự xuất sắc trong sumo và phải tuân thủ các nghi lễ và quy tắc cao cấp.
Ozeki (大関)
Ozeki là cấp bậc cao thứ 2 trong môn võ Sumo
Ozeki là cấp bậc kế tiếp sau Yokozuna và cũng là một cấp bậc cao. Để trở thành Ozeki, võ sĩ cần đạt được một chuỗi các thành tích xuất sắc trong các giải đấu và được công nhận bởi Hội đồng sumo. Ozeki thể hiện sự đáng kính và tài năng xuất sắc trong sumo.
Sekiwake (関脇) và Komusubi (小結)
Đây là cấp bậc tiếp theo sau Ozeki. Võ sĩ đạt cấp bậc Sekiwake và Komusubi cũng cần phải có các thành tích ấn tượng trong các giải đấu và thể hiện trình độ đáng kính.
Maegashira (前頭)
Đây là cấp bậc chứa đựng một số lượng lớn võ sĩ, được xếp hạng từ Maegashira 1 đến Maegashira 16. Các võ sĩ trong cấp bậc này cần phải cạnh tranh để duy trì hoặc cải thiện vị trí của mình trong hệ thống banzuke.
Juryo (十両)
Juryo là cấp bậc thấp hơn, chứa đựng các võ sĩ trẻ và mới gia nhập sumo Nhật Bản chuyên nghiệp. Vị trí ở cấp bậc Juryo vẫn có giá trị quan trọng trong việc thăng tiến lên cấp bậc cao hơn.
Cấp bậc trong sumo không chỉ phản ánh thành tích thi đấu mà còn thể hiện sự uy tín và đẳng cấp của từng võ sĩ. Việc leo lên các cấp bậc cao hơn đòi hỏi sự nỗ lực, kiên nhẫn và tài năng thi đấu xuất sắc.
Như vậy, những điều thú vị về môn võ Sumo Nhật Bản đã được Kin Kin Logistics bật mí với quý bạn đọc ở bài viết trên. Hy vọng với những thông tin này có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về môn võ Sumo nói riêng và văn hóa Nhật Bản nói chung.