Khám phá văn hóa ăn uống của người Nhật có gì đặc biệt?
Văn hóa ăn uống của người Nhật rất thú vị và có nhiều quy tắc cần phải tuân thủ. Hiểu rõ những nguyên tắc ăn uống của Nhật Bản sẽ giúp bạn nhanh chóng hòa nhập và tránh những hành động thiếu lịch sự, ánh mắt khó chịu của người Nhật khi học tập và làm việc tại đây.
Nét đặc trưng trong văn hóa ăn uống của người Nhật có gì thú vị?
Chế biến món ăn đơn giản
Không lựa chọn cách chế biến cầu kỳ, người Nhật luôn chọn cách tối giản hóa việc chế biến thực phẩm khi nấu ăn. Trong ẩm thực của đất nước Mặt trời mọc này, có rất ít món kho, xào, chiên xuất hiện trên bàn ăn. Các món ăn được người Nhật thường xuyên sử dụng là món hấp hoặc là ăn sống với ít công đoạn chế biến và nấu trong trong thời gian ngắn. Thói quen ăn uống của người Nhật này giúp giữ lại hương vị tự nhiên nhất của thực phẩm. Bởi vậy mà các món ăn tươi sống trở thành món ăn đặc trưng của Nhật Bản. Mỗi khi nhắc đến ẩm thực Nhật là người ta nhớ ngay đến những món ăn tươi sống như sashimi, sushi.
Ăn nhạt
Trong các món ăn, người Nhật dùng rất ít phụ gia, đặc biệt mà muối. Ăn nhạt là một trong những bí kíp giúp người Nhật sống thọ. Trong các nghiên cứu khoa học, người ăn nhiều muối dễ mắc bệnh hơn người ăn nhạt, đặc biệt là các bệnh liên quan đến huyết áp. Ăn nhạt cũng là cách người Nhật giữ nguyên được hương vị cơ bản của món ăn.
Bữa cơm của người Nhật sử dụng rất ít muối
Phương pháp ăn Hara Hachi
Đây là phương pháp ăn uống được hầu hết người Nhật áp dụng. Nó đã trở thành một thói quen trong văn hóa ăn uống của người Nhật. Hara Hachi có nghĩa là ăn no đến 8 phần. Với phương pháp này thì khi dùng bữa bạn chỉ nên ăn no 80% là sẽ dừng dù ăn rất ngon miệng. Ăn không quá no giúp giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa, cơ thể sẽ thấy nhẹ nhõm và khỏe mạnh hơn. Đây là phương pháp rất tốt cho sức khỏe mà bạn nên thử áp dụng nhé.
Ăn nhiều cá và rau xanh
Nếu ở Việt Nam các loại thịt như lợn, bò,... được sử dụng phổ biến thì người Nhật lại đặc biệt thích ăn cá và các loại thủy hải sản. Số lượng người Nhật tiêu thụ cá trong 1 năm chiếm đến 10% lượng tiêu thụ cá trên toàn thế giới, mặc dù dân số chỉ chiếm 2%. Nghĩa là mỗi người dân Nhật ăn cá nhiều gấp 5 lần người dân khác trên thế giới. Các loại cá chứa nhiều chất tốt cho sức khỏe, giúp cơ thể nạp năng lượng trong khi lượng calo nạp vào lại không quá cao.
Bên cạnh đó, trong bữa cơm của người Nhật cũng có rất nhiều rau xanh và món ăn làm từ thực vật. Các món như đậu, salad, canh rau luôn được người Nhật ưu tiên trong bữa ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, người Nhật cũng rất thích và ăn nhiều các loại trái cây. Chế độ ăn uống của người Nhật bổ sung nhiều rau và trái cây giúp cơ thể cung cấp nhiều chất xơ, vitamin. Đồng thời nó cũng có thể loại bỏ được lượng muối dư thừa trong cơ thể.
Tự nấu ăn
Người Nhật thích tự nấu ăn hơn là ăn tại nhà hàng
Tự nấu ăn cũng là một nét đặc trưng trong văn hóa ăn uống của người Nhật. Thay vì lựa chọn ra ngoài ăn thì người Nhật thích tự nấu ăn ở nhà. Phong cách ăn uống trong bữa ăn sẽ bao gồm 1 bát cơm, cá, rau luộc, súp đậu, trái cây và trà xanh. Họ kiểm soát bữa ăn nhiều cá và rau. Đây là lí do giải thích tại sao họ lại sống lâu và khỏe mạnh như vậy.
Số lượng chén bát
Người Nhật rất coi trọng hương vị và hình dáng vốn có của vật liệu và vẻ đẹp hình thức khi sắp xếp món ăn. Vì vậy mà mỗi món ăn đều được xếp trên một đĩa riêng biệt nên có rất nhiều loại chén bát trên bàn. Vừa ăn người dùng sẽ thưởng thức hương vị trên từng đĩa thức ăn. Văn hóa ăn uống này khác với nhiều cách ăn uống thông thường của nhiều quốc gia.
Những nguyên tắc trong văn hóa ăn uống của người Nhật
Trước khi ăn
- Tôn trọng chủ nhà hoặc người trên:
Khi ăn cơm tại gia đình, bạn nên ngồi sau chủ nhà và vợ chủ nhà. Khi được chủ nhà nói “Hãy ngồi chỗ này” thì bạn hãy ngồi chỗ đó và đáp lại “tôi xin phép và ngồi vào vị trí như đã được mời” không được phản đối. Nếu không được hướng dẫn vị trí cụ thể thì hãy ngồi vào vị trí cuối cùng nhé.
Nếu đi ăn với cấp trên thì hãy ngồi theo hướng dẫn của người phụ trách hoặc lãnh đạo. Trước bữa ăn, mọi người phải đợi người cấp trên uống trước và không được uống một mình.
- Nói itadakimasu
Itadakimasu luôn được nói trước mỗi bữa ăn
Trước bữa ăn, người Nhật thường nói “itadakimasu’’ nghĩa là “mời ăn”, “ăn ngon miệng” để cảm ơn những thực vật và động vật đã đánh đổi mạng sống của mình đem đến cho họ một bữa ăn ngon. Đây cũng là lời biết ơn tới những người săn bắt, hay người nông dân đã mất công mất sức để góp phần tạo ra bữa ăn này. Văn hóa ăn uống của người Nhật này được thực hiện đúng cách là vừa nói với hai bàn tay đan vào nhau và gật nhẹ một cái.
Trong bữa ăn
Một mâm cơm của người Nhật có rất nhiều chén bát và mỗi món ăn được đặt ở từng đĩa. Khi dùng tới đâu bạn phải ăn hết tới đó và không được để thừa thức ăn. Cách ăn của người Nhật khá khắt khe với nhiều quy tắc cần tuân thủ. Điều này có thể gây khó khăn với nhiều người trong lần đầu tiên đến Nhật.
Khi ăn nên ăn cả miếng, tránh cắn 1 nửa rồi để lại vào bát. Nếu miếng thức ăn quá to, bạn hãy lấy tay che miệng và ăn từ từ. Trong bữa ăn, hãy để tay lên trên bàn, đừng để ở đùi hay chân vì hành động này được coi là thiếu đúng đắn. Khi nhai hãy nhai nhỏ nhẹ, tránh phát ra âm thanh trừ khi ăn mì. Hãy ăn hết đồ mình đã lấy vào bát dù bạn có thích ăn hay không. Nếu không ăn được nhiều thì hãy lấy một lượng vừa đủ ngay từ đầu. Đây là một số văn hóa ăn uống của người Nhật trong bữa ăn.
Có rất nhiều quy tắc ăn uống bạn cần lưu ý trong bữa ăn
Sau khi ăn
- Xếp bát đũa: Khi ăn xong, bạn cần xếp lại bát đữa theo trật tự như lúc được dọn ra. Sau đó úp lại nắp các bát, đặt đũa lên thành gác đũa hoặc giấy bao. Người Nhật kết thúc bữa ăn bằng câu nói “gochisōsama deshita” nghĩa là “cảm ơn vì bữa ăn”. Câu nói này nghe có vẻ hơi khách sáo nhưng kể cả người trong gia đình cũng phải nói như vậy. Đây là cách người ta thể hiện sự trân trọng với người nấu và các nguyên liệu chế biến ra món ăn.
- Tăm xỉa răng và khăn tay: Khác với Việt Nam, tăm xỉa răng không được để ở trên bàn mà đặt ở nhà vệ sinh. Cách để tăm như này là do phụ nữ Nhật Bản ngại xỉa răng trước mặt người khác. Nếu trong bữa ăn mà bị dính đồ ăn ở răng thì họ sẽ vào nhà vệ sinh soi và làm sạch một mình, không cho người khác nhìn thấy. Người Nhật thích sử dụng khăn tay, hầu như ai cũng có một chiếc khăn trong túi để lau tay sau mỗi bữa ăn.
Bạn đọc tham khảo thêm: rượu shochu nhật có gì đặc biệt đến vậy.
Những điều kiêng kỵ trong văn hóa ăn uống của người Nhật
Không trộn nước tương + wasabi
Trộn nước tương cùng wasabi sẽ phá vỡ hương vị món ăn
Mặc dù có rất nhiều nơi, thậm chí là các nhà hàng trên thế giới đều trộn nước tương và wasabi lại với nhau khi phục vụ đồ ăn. Tuy nhiên đây không phải là cách mà người Nhật sử dụng và họ cũng kiêng điều này trong ăn hóa ăn uống. Khi ăn, bạn hãy cho wasabi lên miếng đồ ăn và chấm vào nước tương. Đây mới là cách dùng nước tương và wasabi chuẩn nhất. Theo người Nhật, khi trộn wasabi với nước tương là bạn đang “phá hủy” mùi thơm độc đáo và kích thích của mù tạt. Trong khí đó mù tạt vốn có tác dụng bổ sung cho hương vị tươi ngon của đồ ăn, đặc biệt là hải sản.
Tránh cắn đôi thức ăn
Việc làm này được coi là bất lịch sự trong văn hóa ăn uống của người Nhật. Họ hạn chế tối đa việc cắn thức ăn và đặt lại đồ ăn còn ăn dở trên đãi. Vì vậy hãy cố gắng ăn mọi thức bằng một miếng nhé. Trường hợp đồ ăn quá lớn thì hãy dùng tay che miệng và ăn hết nhé.
Không dùng tay đỡ đồ ăn rơi
Việc sử dụng tay để đỡ đồ ăn rơi là một hành động không đẹp mắt. Mặc dù việc làm này có thể tránh thức ăn rơi gây ra những vết bẩn trên quần áo. Tuy vậy đây thực sự là một thói quen ăn uống nên tránh khi dùng bữa kiểu Nhật. Bạn hãy có gắng gắp thức ăn và khi ăn thật cẩn thận để tránh làm rơi đồ ăn nhé.
Không lật ngược nắp bát và để vỏ sò lên nắp bát
Hành động lật ngược nắp bát khiến nhiều người hiểu lầm rằng bạn đã dùng xong bữa. Do đó, hãy để nắp bát như khi chúng được người phục vụ mang ra. Một lý do nữa là rất có thể bạn sẽ làm hỏng chiếc nắp khi chúng được úp ngược lại. Với các món ăn có vỏ như sò, hàu,... cũng không được để vỏ vào nắp bát hay đãi. Theo văn hóa ăn uống của người Nhật thì đây là hành động không lịch sự. Cách làm tốt nhất trong trường hợp này là để phần vỏ vào chính chiếc bát đựng thức ăn đó.
Điều kiêng kỵ khi dùng đũa
Đặt đũa đúng vị trí
Trong một bữa ăn Nhật, bạn lưu ý nhắc bát ăn lên trước khi cầm đũa. Khi muốn chuyển sang bát khác thì đặt đũa xuống trước rồi mới đổi bát. Chỉ khi nhấc bát lên bạn mới được phép cầm đũa lại. Khi quyết định dùng đũa ăn món nào thì hãy gắp lên và không được đưa đũa ra khi không biết nên gắp món nào.
Một điều cần tránh khi dùng đũa nữa là không gác đũa lên miệng bát. Đối với chúng ta, có thể đây là một cách ăn uống khá bình thường nhưng tại Nhật điều này là sai quy tắc ăn uống. Nếu muốn đặt đũa xuống, bạn hãy đặt đũa lên đồ gác đũa. Trường hợp bạn không biết cách gác thì hãy đặt đũa lên chiếc khay hoặc đồ vật nào đó tương tự trên bàn ăn. Bạn cũng không được dùng đầu còn lại của đũa để gắp thức ăn. Đây là phần tiếp xúc với tay và không được sạch sẽ. Nếu muốn gặp đồ ăn hãy lấy một đôi đũa mới để gắp nhé.
Không đưa đồ ăn lên quá cao
Trong nguyên tắc ăn uống của người Nhật thì đây là một hành động thiếu lịch sự. Bạn nên gắp thức ăn ở tầm ngang miệng và thưởng thức luôn nhé, tránh việc đưa đồ ăn quá cao ngang tầm mắt mình.
Như vậy, văn hóa ăn uống của người Nhật rất đặc biệt và thú vị phải không nào? Hãy lưu ngay lại bài viết này để tránh gặp phải trường hợp xấu hổ khi ăn tại Nhật nhé. Khi sinh sống ở Nhật và có nhu cầu gửi đồ về Việt Nam, bạn có thể liên hệ Kin Kin Logistics để được tư vấn và hỗ trợ nhé.