CTC (Code Transfer of Commodity) là gì trong xuất nhập khẩu?
Bạn biết rằng CTC là chuyển đổi mã số thuế hàng hóa nhưng đã biết các mức thay đổi của phương pháp này hay chưa? Bạn có nắm rõ về ưu và nhược điểm của CTC là gì hay chưa? Nếu chưa hãy cùng Kin Kin Logistics tìm hiểu kỹ hơn về thuật ngữ này trong bài viết hôm nay nhé.
CTC là gì?
CTC (Code Transfer of Commodity) là một thuật ngữ được sử dụng trong ngành xuất nhập khẩu để chỉ phương pháp chuyển đổi mã số thuế dành cho hàng hóa. Cụ thể hơn thì CTC chính là phương pháp được sử dụng để có thể xác định được xuất xứ của 1 loại hàng hóa bất kỳ.
CTC là gì?
Một thuật ngữ mà bạn sẽ thường xuyên bắt gặp xuất hiện cùng với CTC chính là HS code. Mã HS có thể được hiểu là mã phân loại của hàng hóa đã quốc tế quy chuẩn rõ ràng. Mã HS sẽ được sử dụng để xác định thuế suất xuất nhập khẩu hàng hóa. Quy định liên quan đến HS code hiện được phát hành theo tên là “Hệ thống hài hòa mô tả và mã hàng hóa”.
Phương pháp CTC chỉ ra rằng, mỗi hàng hóa có xuất xứ khác nhau sẽ được căn cứ để có sự chuyển đổi mã số thuế. Sự thay đổi của phương pháp này cũng có nhiều mức độ khác nhau. Thông thường sẽ có các cấp độ chuyển đổi như chuyển đổi chương, chuyển đổi nhóm, chuyển đổi phân nhóm và chuyển đổi dòng thuế. Ở phần sau chúng tôi sẽ nói kỹ hơn về các mức chuyển đổi CTC để bạn hiểu rõ hơn.
Đánh giá ưu và nhược điểm của CTC là gì?
Sự tồn tại của phương pháp chuyển đổi số CTC mang đến cho doanh nghiệp rất nhiều giá trị lợi ích. Để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này hãy xem qua các thông tin về ưu và nhược điểm của CTC sau đây nhé.
Ưu điểm của CTC
- Dễ thực hiện.
- CTC giải thích về các tiêu chuẩn rất rõ ràng. Điều này giúp cho các nhà sản xuất có phương án sản xuất hiệu quả và phù hợp hơn.
Nhược điểm của CTC
CTC rất dễ gây ra tranh cãi trong vấn đề phân loại hàng hóa. Mã HS của hàng hóa được tạo ra giúp cho việc phân loại hàng hóa khi áp thuế xuất nhập khẩu. Tuy hiên, mã số này không được thiết kế cho việc cấp xuất xứ và không phản ánh quy trình sản phẩm đó được sản xuất. Như vậy, khi sử dụng phương pháp chuyển đổi CTC sẽ tạo ra vấn đề là các sản phẩm khác về tính chất và quy trình nhưng vẫn sẽ chung mã HS.
Để hiểu rõ hơn về Logistics mời bạn đọc tham khảo thêm:
Dịch vụ thông quan hàng hóa là gì - Chúng có những ưu điểm gì nổi bật?
Dịch vụ door to door là gì - Tại sao dịch vụ này được ưa chuộng?
Các cấp độ thay đổi của CTC là gì?
Như ở trên đã chia sẻ, có nhiều cấp độ thay đổi của CTC hiện nay. Thông thường sẽ có 4 cấp độ thay đổi là Chuyển đổi chương, nhóm, phân nhóm và dòng thuế. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về các cấp độ thay đổi của CTC sau đây để hiểu rõ hơn về phương pháp này nhé.
Chuyển đổi chương
Chuyển đổi chương hay còn gọi là chapter change và viết tắt là CC. Theo CC, hàng hóa sẽ được công nhân xuất xứ khi trải qua các quá trình sản xuất và các nguyên liệu dùng để sản xuất hàng hóa đó sẽ có sự chuyển đổi chương trong biểu thuế. Dễ hiểu hơn, bạn tham khảo thêm ví dụ sau đây.
CC là phương pháp chuyển đổi theo chương
Sản phẩm thịt tươi sống khi nhập khẩu sẽ thuộc vào nhóm chương 2 trong biểu thuế. Tuy nhiên, sau khi thịt được chế biến xong và đóng hộp thì sẽ áp dụng mã số thuế theo chương 16 trong khi xuất khẩu. Mã số thuế này sẽ diễn ra tại nước mà quy trình chế biến đóng hộp diễn ra.
Chuyển đổi nhóm
Chuyển đổi nhóm trong tiếng anh là Change in Tariff Hamonization (CTH). Theo cấp độ chuyển đổi này thì nhóm thuế sẽ được thay đổi chứ không phải chương như trên. Theo đó, khi chuyển đổi nhóm thuế thì 4 chữ số đầu trong mã số thuế sẽ được thay đổi còn 4 số còn lại sẽ được giữ nguyên. Bạn có thể hiểu đơn giản như nguyên liệu là thép 4 chữ số đầu tiên trong mã HS là 7208. Tuy nhiên, khi đổi thành các sản phẩm được làm từ thép thì 4 số đầu trong mã HS sẽ là 7210.
CTH là phương pháp chuyển đổi theo nhóm
Chuyển đổi phân nhóm
Chuyển đổi phân nhóm CTC trong tiếng anh là change in tariff in subheading và viết tắt là CTSH. Mức độ chuyển đổi phân nhóm của CTC hiện nay đề cập đến việc chuyển đổi mã HS ở cấp độ 6 chữ số. Theo phương pháp này thì hàng hóa khi được chuyển đổi sang phân nhóm khác sẽ thay đổi 6 chữ số đầu tiên trong HS code. Đơn giản như sản phẩm là muối tiêu xay sẽ có mã HS 0904.12.00 và khi được sản xuất từ hạt tiêu nhập khẩu thì sẽ được đổi thành 0909.11.00.
CTSH là phương pháp chuyển đổi theo phân nhóm
Như vậy, những thông tin cơ bản nhất giải đáp cho CTC là gì đã được Kin Kin Logistics chia sẻ chi tiết đến bạn ở trên. Hy vọng với những nội dung mà chúng tôi chia sẻ ở trên đây có thể giúp ích cho bạn khi tìm hiểu về các thuật ngữ và hoạt động trong logistics.
Kin Kin Logistics là đơn vị đã có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trên thị trường vận chuyển Nhật Việt. Kin Kin Logistics tự tin là đơn vị vận chuyển hàng hóa có giá thành tốt nhất trên thị trường hiện nay. Khi sử dụng dịch vụ của Kin Kin Logistics, bạn sẽ được sử dụng thêm nhiều dịch vụ đi kèm chất lượng khác. Một số dịch vụ đi kèm khác của Kin Kin Logistics hiện nay phải kể đến như thu gom, gia cố thêm cho hàng hóa trước khi vận chuyển về Việt Nam và một số dịch vụ khác.
Để được hỗ trợ thêm về việc vận chuyển hàng từ Nhật về Việt Nam thì bạn đọc tham khảo thêm các bài đăng trên website: Kinkinlogistics.com. Hãy liên hệ theo hotline: 024.6651.2880 để được đội ngũ nhân sự của Kin Kin Logistics hỗ trợ thêm cho bạn nhé. Chúng tôi tự tin sẽ đáp ứng tối đa nhu cầu của quý khách hàng tốt nhất.