FCA là gì? Tất tần tật về FCA trong Incoterm 2020
Với những ai đã và đang làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu chắc chắn sẽ biết về FCA. FCA chính là một trong những điều khoản thường xuyên được đề cập trong Incoterms. Vậy chính xác FCA là gì? Cách sử dụng điều kiện FCA là gì? Bài viết sau đây sẽ giải đáp đến bạn những nội dung này.
1. Tìm hiểu FCA là gì trong xuất nhập khẩu?
Trước khi tìm hiểu chi tiết về các nội dung có trong điều khoản FCA thì cùng Kin Kin Logistics tìm hiểu khái niệm liên quan đến FCA là gì. Điều kiện FCA trong tiếng Anh có nghĩa là Free Carrier và mang nghĩa tiếng Việt là giao hàng cho người chuyên chở. Đây được xem như là một trong những điều kiện liên quan đến giao hàng quốc tế phổ biến nhất của Incoterms.
Tìm hiểu về FCA
FCA có quy định cụ thể về trách nhiệm của người bán và người mua khi tham gia. FCA được đánh giá là có nhiều ưu điểm nổi bật nên được áp dụng cho hầu hết các phương thức vận tải hiện nay. Các phương thức vận tải bao gồm vận tải đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không, đường sắt, đường biển.
2. Các nội dung có trong điều kiện FCA là gì trong xuất nhập khẩu?
Để tìm hiểu kỹ hơn FCA là gì thì chúng ta cùng tìm hiểu các nội dung có torng điều kiện FCA là gì nhé. Điều kiện FCA quy định cụ thể về trách nhiệm của bên bán và bên mua hàng trong từng thời điểm giao nhận. Theo đó, khi giao dịch theo điều kiện FCA thì người bán cần phải thực hiện thông quan cho hàng hoá xuất khẩu. Người mua cần phải thực hiện thông quan cho các loại hàng hoá nhập khẩu.
Đồng thời, FCA cũng quy định người mua sẽ cần phải chủ động thuê phương tiện vận tải để vận chuyển hàng. Địa điểm giao hàng sẽ được thực hiện ở quốc gia của người bán. Thời điểm giao hàng cũng được FCA quy định là thời điểm chuyển giao rủi ro và chuyển giao trách nhiệm của người mua và bán.
Bạn đọc tham khảo thêm: Gửi hàng từ Nhật về Việt Nam bao lâu
3. Trách nhiệm của các bên liên quan được quy định trong FCA là gì?
Như ở trên đã đề cập, người mua và người bán được FCA quy định rất cụ thể về trách nhiệm trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hoá. Vậy trách nhiệm của người mua và người bán trong FCA là gì?
Trách nhiệm của người mua
Người mua có trách nhiệm tìm kiếm và ký hợp đồng vận tải với đơn vị cung ứng dịch vụ vận chuyển. Người mua sẽ phải làm các thủ tục và thực hiện thông quan hàng khi hàng nhập khẩu vào quốc gia của họ.
Người mua cũng có trách nhiệm thanh toán chi phí tiền hàng cho người bán và chi phí cho đơn vị được thuê vận chuyển. Ngay thời điểm hàng được bên bán giao cho người vận chuyển thì trách nhiệm cũng sẽ được chuyển giao.
Trách nhiệm của người bán
Trách nhiệm của bên mua và bán trong FCA
Người bán hàng cũng có trách nhiệm liên quan đến hoạt động giao, vận chuyển cũng như thông quan hàng hoá. Theo đó, người bán cần phải thực hiện sản xuất, đóng gói theo đúng chất lượng như cam kết trong hợp đồng.
Người bán có trách nhiệm vận chuyển hàng đến địa điểm giao đã được thống nhất trước đó. Khi người mua có trách nhiệm thông quan chiều nhập thì người bán có trách nhiệm thực hiện thông quan chiều xuất.
Sau khi hàng được giao cho người mua thì mọi trách nhiệm, chi phí và rủi ro có liên quan cũng sẽ được chuyển giao. Tuy FCA có quy định cụ thể nhưng 2 bên khi hợp tác cũng cần có thỏa thuận về địa điểm chuyển giao trách nhiệm để hạn chế tối đa các tranh chấp xảy ra.
4. Đánh giá ưu và nhược điểm của FCA
FCA là điều khoản được đánh giá là có nhiều ưu điểm nhất trong Incoterms. Bạn có thể tham khảo thêm một số thông tin về ưu và nhược điểm của FCA sau đây để hiểu rõ hơn nhé.
Ưu điểm
Ưu điểm của FCA là gì? FCA mang đến khá nhiều những lợi ích dành cho người mua. Trong quá trình thực hiện theo FCA thì có thể sẽ có nhiều chi phí phát sinh được đưa ra. Đây có thể được xem là lý do có sự hợp lý mà người mua tận dụng để nâng cao giá bán của mình.
Bên cạnh lợi ích dành cho người bán thì người mua cũng được giảm thiểu tối đa thủ tục liên quan đến thông quan hàng hoá. Trong nhiều điều khoản giao hàng quốc tế thì người mua sẽ phải tự thực hiện hoạt động thông quan hàng hóa cả chiều xuất và nhập. Tuy nhiên, khi thực hiện theo FCA thì người bán sẽ cần phải thực hiện thông quan hàng hoá chiều xuất và đảm bảo sự tiện lợi cho người mua hàng.
Người mua giảm thiểu thủ tục thông quan hàng hóa
Nhược điểm
Vậy còn điểm hạn chế của FCA là gì? Trong FCA thì bất kỳ đề xuất nào phát sinh giữa bên mua và bán sẽ đều bị tính phí thêm. Tuy là ưu điểm cho việc tăng giá bán nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người bán. Người mua sẽ cần phải cung cấp chính xác thông tin liên quan đến địa điểm giao hàng thực tế.
Cùng với đó, người mua phải lên kế hoạch sắp xếp cho việc vận chuyển lô hàng này. Sau khi sử dụng dịch vụ thông quan xong và giao thành công thì những trách nhiệm liên quan đến việc mua bảo hiểm khi vận chuyển và tiếp nhận rủi ro sẽ chuyển sang cho người mua.
5. Hướng dẫn sử dụng điều kiện FCA trong Incoterms 2020
Về phương thức vận tải
Điều kiện này sẽ được sử dụng cho mọi phương thức vận tải và có thể được sử dụng khi có nhiều phương tiện vận tải cùng tham gia.
Chuyển giao hàng hóa và rủi ro
Giao hàng cho người chuyên chở nghĩa là hàng hóa được giao cho người mua bằng một trong hai cách sau:
Cách 1, khi nơi giao hàng là cơ sở của bên bán thì hàng sẽ được giao khi chúng xếp lên phương tiện vận tải do người mua chỉ định đến lấy.
Cách 2, hàng hóa sẽ được giao khi chúng được đặt dưới quyền định đoạt của người chuyên chở hoặc người khác do người mua chỉ định trên phương tiện vận tải của người bán chở đến nơi giao, sẵn sàng dỡ xuống.
Địa điểm giao hàng cụ thể
2 bên xác định rõ địa điểm giao hàng cụ thể
Các bên nên quy định rõ địa điểm giao hàng tại nơi giao hàng chỉ định. Điều này sẽ giúp các bên mua - bán xác định rõ khi nào và tại đâu thì hàng hóa và rủi ro với hàng hóa được chuyển giao từ bên bán sang bên mua. Đồng thời là điểm mà từ đó mọi chi phí liên quan đến việc vận chuyển hàng sẽ do bên mua chịu.
Nếu hai bên không có thỏa thuận về địa điểm cụ thể tại nơi giao hàng và nếu tại nơi giao chỉ định có nhiều điểm có thể giao hàng thì bên bán có thể chọn một điểm giao hàng phù hợp với mục đích của mình.
Nghĩa vụ thông quan xuất/nhập khẩu
Điều kiện FCA yêu cầu người bán phải thông quan xuất khẩu hàng hóa, nếu cần. Tuy nhiên người bán không có nghĩa vụ phải thông quan nhập khẩu hoặc thông quan khi quá cảnh tại nước thứ ba mà hàng hóa đi qua. Người bán cũng không phải trả thuế nhập khẩu hoặc chi phí làm thủ tục thông quan hàng nhập khẩu.
Vận đơn và dấu On-board trong mua, bán FCA
FCA là điều kiện sử dụng cho mọi phương thức vận tải và có thể sử dụng khi có nhiều phương thức vận tải cùng tham gia. Ở Incoterms 2020, điều kiện FCA quy định thêm việc người chuyên chở có thể được bên mua chỉ định phát hành vận đơn có dấu On-board cho người bán. Nếu hai bên cùng đồng ý thỏa thuận về việc này, bên mua sẽ phải chỉ định người chuyên chở của mình phát hành vận đơn có dấu On-board cho bên bán.
Trên đây là tổng hợp những nội dung quan trọng giải đáp về FCA là gì. Kin Kin Logistics hy vọng những thông tin chia sẻ trên có thể giúp ích cho bạn khi tìm kiếm điều khoản phù hợp cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của mình.