Các thuật ngữ trong logistics thông dụng hiện nay bạn nên biết
Mỗi ngành nghề đều có những thuật ngữ riêng để sử dụng trong ngành đó, ngành logistics cũng vậy. Nếu bạn đang tìm hiểu về logistics thì nhất định không được bỏ qua bài viết dưới đây. Kin Kin Logistics sẽ giới thiệu đến bạn các thuật ngữ trong logistics thông dụng nhất mà bạn cần biết.
1. Tại sao cần phải hiểu các thuật ngữ trong logistics?
Logistics là một thuật ngữ được sử dụng rất nhiều nhưng lại khó để dịch sát nghĩa bởi nó mang tính bao hàm nhiều công đoạn. Có rất nhiều khái niệm được đưa ra, hiểu đơn giản thì logistics là một phần trong toàn bộ quy trình của chuỗi cung ứng. Nó bao gồm quá trình quản trị luồng di chuyển hàng hóa từ khâu đầu vào cho đến sản phẩm đầu ra cuối cùng tay khách hàng.
Việc hiểu đúng các thuật ngữ trong logistics giúp ích rất lớn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể như sau:
Hiểu được thuật ngữ logistics giúp tăng hiệu quả công việc
- Gia tăng hiệu suất công việc: Hiểu rõ các thuật ngữ trong lĩnh vực Logistics giúp bạn cải thiện hiệu suất làm việc thông qua việc tối ưu hóa quy trình và tăng cường khả năng đáp ứng nhanh các yêu cầu từ khách hàng.
- Giảm thiểu rủi ro: Nắm rõ từng khái niệm các thuật ngữ logistics giúp tránh được hiểu lầm hay sự nhầm lẫn trong giao tiếp, giảm rủi ro lỗi hệ thống và rủi ro mất mát hàng hóa.
- Tăng cường sự phối hợp: Các thuật ngữ trong Logistics hỗ trợ tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận trong tổ chức và giữa doanh nghiệp - đối tác.
- Quản lý chi phí: Hiểu được thuật ngữ trong Logistics còn giúp nhà quản lý có hoạch định rõ ràng về chi phí mua bán, vận chuyển và phương pháp để tối ưu hóa nguồn lực.
2. Điểm danh các thuật ngữ trong logistics mà bạn cần phải biết
Với những ai làm trong ngành logistics thì việc trang bị những kiến thức kinh doanh nói chung và kiến thức về ngành logistics nói riêng là điều vô cùng quan trọng. Các thuật ngữ logistics phổ biến mà bạn nhất định phải nắm rõ và chính xác như là:
2.1. CO (Certificate of original)
CO được ví như thẻ căn cước công dân của hàng hóa
CO là chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Chứng từ CO được cấp bởi các cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu cho hàng hóa được sản xuất tại nước mình. Loại chứng nhận này gồm các thông tin về quy tắc hàng hóa xuất khẩu và quy định dành cho hàng nhập khẩu của quốc gia đến. Đây là một trong những chứng từ quan trọng để hợp pháo hóa thuế quan hàng hóa. Hiểu đơn giản, CO được ví như “thẻ căn cước công dân của hàng hóa”, không có CO nghĩa là hàng hóa không có xuất xứ rõ ràng.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm CO là gì vui lòng tham khảo thêm tại đây
2.2. CQ (Certificate of Quality)
Điểm danh các thuật ngữ trong logistics thì không thể thiếu CQ. Đây là giấy chứng nhận chất lượng hàng hóa chứng minh sản phẩm đạt chuẩn kiểm định theo quy chuẩn quốc tế hoặc là đạt chuẩn theo thỏa thuận giữa bên bán và mua. Hiện nay, hầu hết các đơn hàng quốc tế đều áp dụng tiêu chuẩn ISO cho riêng từng mặt hàng.
2.3. D/O (Delivery Order fee)
D/O có nghĩa là phí lệnh giao hàng, do hàng tàu phát hành và cấp cho bên nhận. Bên nhận sẽ sử dụng giấy tờ này để cấp cho cơ quan kiểm duyệt hải quan trước khi đơn hàng được bốc dỡ xuống container.
2.4. HBL – House Bill
HBL là một loại chứng từ vận đơn đường biển rất quan trọng chứng minh bên giao hàng đã giao đầy đủ cho công ty vận chuyển. Giấy được công ty vận chuyển phát hành sau khi khách hàng đã hoàn tất các công đoạn nhận hàng hoàn chỉnh và các thủ tục pháp lý liên quan.
HBL được sử dụng trong vận tải đường biển
2.5. LCL
LCL - Less than container load nghĩa là đơn hàng lẻ. Đơn hàng này không đủ số lượng để chất đầy một container cần phải gom với các đơn hàng lẻ của nhiều bên xuất khẩu khác để xếp đủ một container vận chuyển. LCL được sinh ra để tránh lãng phí chi phí vận chuyển hàng lẻ.
2.6. FCL - Full Container Load
Ngược lại với LCL, FCL chỉ đơn hàng đủ đầy khối lượng dành riêng một container. Dịch vụ FCL được thiết kế dành cho một bên xuất khẩu sử dụng container chuyên dụng độc quyền.
2.7. FOB - Freight on Board
FOB là điều khoản cần có trong hợp đồng thương mại
Các thuật ngữ trong logistics tiếp theo mà bạn cần phải ghi nhớ đó là FOB. FOB là một trong những điều khoản của hợp đồng thương mại quy định: “Người bán sẽ hoàn thành trách nhiệm của mình khi hàng được xếp lên boong tàu”. Các phát sinh còn lạ, người mua sẽ là người chịu trách nhiệm. Giá của FOB gồm phí vận chuyển hàng ra cảng, thuế, thủ tục hoàn thành thuế xuất khẩu.
2.8. MSDS
MSDS - Material Safety Data Sheet là bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất. Nó sẽ kê khai toàn bộ thuộc tính của hàng hóa bao gồm thành phần, tỷ lệ. Quy định kê khai MSDS bắt buộc đối với hàng hóa vận chuyển là hóa chất. Ngoài ra, các sản phẩm là thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm,... cũng yêu cầu phải lập bảng kê khai MSDS.
2.9. PL – Packing list
PL là bảng kê khai chi tiết đóng gói hàng hóa và chứng từ không thể thiếu trong thủ tục xuất khẩu. PL cung cấp các thông tin về: trọng lượng bao bì, cách đóng gói, quy cách đóng gói,... của từng lô hàng. Thông thường trên một PL sẽ chỉ thể hiện quy cách đóng gói, số lượng hàng hóa thực tế chứ không thể hiện giá trị của lô hàng.
PL cung cấp các thông tin về đống gói hàng hóa
2.10. CY - Container Yard
Cy nghĩa là bãi container, toàn bộ các bãi container đều thuộc khu vực trong cảng biển hoặc cảng cạn. Đây là khu vực dùng để chứa container FCL đã được dỡ xuống từ tàu chở hàng xuống hoặc những container trước khi được đưa lên tàu.
2.11. HBL - House Bill
House Bill có nghĩa là vận đơn hàng là, là loại vận đơn do forwarder phát hành cho người vận chuyển là người xuất hàng thực tế và người nhận hàng thực tế.
Như vậy, các thuật ngữ trong logistics thông dụng nhất đã được Kin Kin Logistics liệt kê và giới thiệu chi tiết trong bài viết trên. Mong rằng thông qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn về những thuật ngữ này và áp dụng vào thực tiễn công việc. Bạn cũng đừng quên rằng khi có nhu cầu gửi hàng Nhật Việt thì liên hệ ngay với Kin Kin Logistics nhé.