Incoterm là gì? Chi tiết các điều khoản trong incoterm

28/07/2023

Để các hoạt động trong lĩnh vực thương mại quốc tế diễn ra suôn sẻ và minh bạch thì việc hiểu các quy tắc và điều khoản giao dịch đóng vai trò cực quan trọng. Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về Incoterm là gì để có thể biết cách xác định trách nhiệm, phân chia rõ ràng giữa người mua và bán trong giao dịch quốc tế.

Tìm hiểu Incoterm là gì?

Incoterm là thuật ngữ viết tắt của International Commerce Terms, nghĩa là văn bản tập hợp các quy tắc thương mại quốc tế và có đề cập đến trách nhiệm của người bán và người mua trong hợp đồng ngoại thương. 

Incoterms là các điều khoản thương mại quốc tế được chuẩn hóa và nó được nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới công nhận, sử dụng rộng rãi. Nội dung chính của các điều khoản cần phải kể đến đó là trách nhiệm của bên mua - bán và điểm chuyển giao trách nhiệm, phí rủi ro từ bên bán sang bên mua.

Incoterm là điều khoản thương mại quốc tế

Incoterm là điều khoản thương mại quốc tế

Incoterm tương ứng chặt chẽ với Công ước Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán quốc tế. Đặc biệt, hiện nay Incoterm đang được tất cả các quốc gia thương mại lớn biết và sử dụng.  Nhiều người thường nhầm lẫn Incoterm là hợp đồng xuất khẩu. Tuy nhiên, trên thực thế thì đây chỉ là 1 phần của hợp đồng xuất khẩu. Trên incoterm không đề cập đến giá trị hàng hoá, thời gian và phương thức thanh toán. Incoterm cũng không thay thế cho luật thương mại của bất kỳ quốc gia nào áp dụng. 

Mục đích và phạm vi áp dụng của Incoterm là gì?

Mục đích tạo ra Incoterm

Mục đích của Incoterm là gì? Incoterm được tạo ra với 3 mục đích chính:

  • Thể hiện sự thống nhất về các điều khoản chung trong hợp đồng giao dịch xuất nhập khẩu hàng hoá. Incoterm giúp xác định trách nhiệm và chi phí của người bán và người mua trong quá tình vận chuyển hàng hóa quốc tế
  • Incoterm tạo ra với mục đích minh hoạ về thời gian và phân chia rủi ro chi phí giữa bên mua và bên bán. Cần lưu ý Incoterms chỉ là minh họa và không thông tin chi tiết về thời gian. 

Incoterm hướng dẫn các bên liên quan trong hoạt động xuất nhập khẩu

Incoterm hướng dẫn các bên liên quan trong hoạt động xuất nhập khẩu

  • Incoterms hướng dẫn các bên liên quan trong hoạt động xuất nhập khẩu như người vận chuyển, môi giới hải quan, ngân hàng, tổ chức tài chính… Incoterms giúp định rõ thời điểm, nơi chuyển giao, từ đó giảm thiểu sự hiểu lầm, tranh chấp trong quá trình thương mại quốc tế. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh thương mại đa dạng như hiện nay.

Phạm vi áp dụng Incoterm

Incoterm không phải là văn bản bắt buộc mà chỉ mang tính khuyến khích áp dụng. Vậy phạm vi áp dụng của incoterm là gì? Incoterm được áp dụng để điều chỉnh về quyền, nghĩa vụ của các bên ký hợp đồng liên quan đến giao hàng. Điều này thể hiện Incoterm chỉ được áp dụng đối với nhóm hàng hoá hữu hình. Các giao dịch mà Incoterms đề cập phải ở phạm vi thương mại quốc tế chứ không phải giao dịch trong nước. Đây cũng là nguyên nhân mà incoterms có những tác động nhất định đến hoạt động hàng hóa xuất nhập khẩu. Nó quy định tất cả các nhiệm vụ, rủi ro, chi phí liên quan trong quá trình giao dịch mua bán hàng hóa từ người bán sang người mua.

 

Bạn đọc tham khảo thêm:

giá cước vận chuyển hàng không quốc tế

giá cước vận chuyển hàng không nội địa

Các điều kiện quan trọng có trong incoterm là gì?

Để hiểu rõ incoterm là gì thì chúng ta cùng tìm hiểu về những điều kiện có trong incoterm. 11 điều kiện quan trọng trong Incoterms 2010 hiện đang được chia thành 2 nhóm quy tắc chính. 1 nhóm điều kiện sẽ áp dụng cho mọi phương thức vận tải và 1 nhóm chỉ sử dụng cho vận tải đường biển, đường thuỷ nội địa. 

Điều kiện áp dụng cho mọi phương thức vận tải

Có 7 điều kiện được áp dụng cho mọi phương thức vận tải như sau

  • EXW - Quy tắc giá tại xưởng

Quy tắc này có thể hiểu là việc người bán sẽ thực hiện giao hàng khi lô hàng được đặt dưới quyền định đoạt của bên mua. Theo quy tắc này thì người bán sẽ không có trách nhiệm phải xếp hàng lên phương tiện tiếp nhận và không cần phải làm thủ tục thông quan. 

Điều kiện giao hàng EXW

Điều kiện giao hàng EXW

Quy tắc EXW thể hiện trách nhiệm của người bán cho hàng hóa khi đưa hàng đến địa chỉ giao hàng. Người mua sẽ chịu trách nhiệm về chi phí và rủi ro về hàng hoá trong quá trình nhận hàng. 

  • FCA - Giao hàng cho bên vận chuyển thứ 3

Quy tắc này yêu cầu người bán phải giao hàng cho người giao hàng mà bên mua đã chỉ định. Rủi ro của người bán sẽ được chuyển giao cho người mua tại địa điểm giao hàng đã thoả thuận trước đó. FCA quy định người bán cần phải làm các thủ tục thông quan, xuất khẩu cho hàng hoá. 

  • CIP - Phí và bảo hiểm trả tới đích

Quy tắc này yêu cầu người bán phải ký kết hợp đồng vận tải và chi trả toàn bộ chi phí để vận chuyển hàng tới điểm giao. Người bán buộc phải ký hợp đồng bảo hiểm cụ thể đối với những rủi ro của người mua. Trong CIP quy định người bán chỉ phải mua bảo hiểm với chi phí tối thiểu.

  • CPT - Cước phí trả tới

CPT trong incoterms 2020

CPT trong incoterms 2020

Đây là quy tắc thể hiện việc người bán phải giao toàn bộ hàng gửi cho bên vận chuyển để giao tới địa điểm nhận đã thoả thuận trước đó. Người bán có nghĩa vụ phải ký hợp đồng và thanh toán toàn bộ phí vận chuyển để lô hàng được giao tới điểm quy định. 

  • DAT - Giao tại bến

Đây là quy tắc giao tại bến và bên xuất khẩu sẽ tiến hành giao hàng. Quy tắc này yêu cầu người bán phải làm thủ tục thông quan cho lô hàng theo thỏa thuận. Sau khi hàng cập bến sẽ được tháo dỡ khỏi phương tiện vận chuyển và sẽ do bên nhập khẩu định đoạt. 

  • DAP - Giao hàng tại nơi đến

Quy tắc này yêu cầu người bán thông quan xuất khẩu theo thoả thuận và không cần phải làm thủ tục nhập khẩu. DAP quy định người bán phải giao toàn bộ lô hàng gửi dưới sự định đoạt của người mua. 

  • DDP - Giao tại đích đã nộp thuế

Đây là quy định giao hàng sau khi đã thông quan nhập khẩu. DDP yêu cầu bên bán giao hàng khi toàn bộ lô hàng được đặt dưới quyền định đoạt của bên mua và lô hàng đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu. Bên bán sẽ phải chịu những rủi ro liên quan đến lô hàng trong quá trình đưa hàng về địa điểm quy định. 

Điều kiện áp dụng cho vận tải biển, thuỷ nội địa

Những điều kiện áp dụng cho vận tải biển, thủy nội địa trong incoterm là gì? Có 4 điều kiện áp dụng cho hình thức vận tải đường biển, đường thủy nội địa như sau:

  • FAS - Giao dọc mạn tàu

Đây là quy tắc yêu cầu người bán giao hàng khi hàng đã được đặt dọc mạn con tàu mà bên mua đã chỉ định. Dọc mạn tàu cũng là địa điểm chuyển giao rủi ro từ người bán sang người mua. Sau khi chuyển giao, người mua sẽ phải chi trả toàn bộ phí chi nếu có tình huống rủi ro xảy ra với hàng hoá. 

Hàng giao đặt dọc mạn tàu theo quy định của bên mua

Hàng giao đặt dọc mạn tàu theo quy định của bên mua

  • FOB - Giao hàng trên tàu

Đây là điều khoản thể hiện bên bán sẽ phải giao hàng lên tàu mà bên mua đã chỉ định. Ngay sau khi hàng hóa được chuyển lên tàu sẽ chuyển giao rủi ro từ bên bán sang bên mua. Theo đó, ngay sau khi hàng sắp xếp trên tàu xong mà có vấn đề gì sẽ do bên mua chịu trách nhiệm. 

  • CFR - Tiền hàng và cước phí

Quy tắc này yêu cầu bên xuất khẩu phải ký hợp đồng và thanh toán toàn bộ chi phí đưa hàng đến cảng mà 2 bên đã thống nhất. 

  • CIF: Tiền hàng, phí bảo hiểm

CIF yêu cầu bên người bán phải giao hàng lên tàu. Sau khi hàng đã được giao lên tàu xong thì toàn bộ rủi ro và chi phí giải quyết rủi ro sẽ chuyển giao sang bên mua. Bên bán cần phải có trách nhiệm ký hợp đồng và thanh toán cước phí đưa hàng đến cảng. 

Khi sử dụng Incoterm cần lưu ý những nội dung gì?

Ở trên là những thông tin tổng quan về Incoterm là gì mà doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần lưu ý. Tuy nhiên, để sử dụng Incoterm hiệu quả thì một số thông tin lưu ý sau đây có thể sẽ giúp ích cho bạn. 

  • Incoterms không mang tính bắt buộc: Incoterm không phải là văn bản áp dụng bắt buộc cho bất cứ ai, bất cứ quốc gia nào. Chỉ khi bên bán và bên mua đồng ý sử dụng quy tắc trong incoterms và đưa vào hợp đồng mua bán thì lúc đó quy tắc mới được áp dụng và mang tính ràng buộc.

Incoterm là điều khoản tự do, không mang tính bắt buộc

Incoterm là điều khoản tự do, không mang tính bắt buộc

  • Incoterms có nhiều phiên bản cùng tồn tại: Trong cùng 1 thời điểm, có thể có sự tồn tại của nhiều văn bản Incoterms. Các phiên bản incoterms được bán hàng vào năm 1963, 1953, 1980, 1990, 2000, 2010.
  • Incoterm chỉ xác định thời điểm di chuyển rủi ro hàng hóa: Incoterms chỉ có thể xác định thời điểm chuyển giao rủi ro, chi phí từ phía người bán. Những nội dung khác về thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hóa, những hậu quả có thể có khi vi phạm hợp đồng đều không được đề cập đến, nghĩa là chưa bao gồm trong incoterms.
  • Incoterms mất hiệu lực trước pháp luật địa phương: Incoterm không có hiệu lực trước luật của địa phương, quốc gia vùng lãnh thổ cụ thể nào. 
  • Incoterms giữ nguyên bản chất điều kiện cơ sở giao hàng: Bản chất điều kiện Incoterms không được thay đổi. 
  • Incoterms là quy tắc mang tính bao quát: Văn bản này chỉ hướng đến những vấn đề mang tính bao quát không cụ thể hoá về những con số giá trị, thời gian… 

Như vậy, câu hỏi Incoterm là gì đã được giải đáp trong bài viết hôm nay. Để có thể hiểu thêm về những kiến thức liên quan đến logistics, bạn hãy truy cập theo website của Kin Kin Logistics: https://kinkinlogistics.com/ để hiểu rõ hơn nhé. Nếu đang có nhu cầu gửi hàng từ Nhật Bản về Việt Nam, bạn hãy liên hệ theo hotline: 02466512880 để có được phương án gửi hàng Nhật Việt tiết kiệm, an toàn nhất nhé. 

 

Công ty TNHH KIN KIN LOGISTICS
KIN KIN LOGISTICS COMPANY LIMITED

Tầng 4, Số nhà 19 ngõ 68 Phố Lưu Hữu Phước, Phường Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội kinkinlogistics.com 02466512880

Hãy liên hệ với chúng tôi