9 bước cụ thể trong quy trình xuất khẩu hàng hoá

17/05/2023

Quốc gia muốn phát triển thì không thể bỏ qua hoạt động xuất khẩu hàng hoá. Vậy xuất khẩu hàng hoá là gì? Quy trình xuất khẩu hàng hóa hiện nay là gì? Chi tiết các bước xuất khẩu hàng hóa sẽ được Kin Kin logistics thông tin đến bạn ngay sau đây. 

1. Xuất khẩu hàng hóa là gì?

Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe và biết đến thuật ngữ xuất nhập khẩu hàng hoá. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đầy đủ và chính xác về các định nghĩa của 2 thuật ngữ này. Cùng Kin Kin Logistics khám phá định nghĩa xuất khẩu và vai trò của xuất khẩu ở phần này nhé. 

Xuất khẩu hàng hóa là gì?

Xuất khẩu hàng hóa là gì?

Xuất khẩu được hiểu là hoạt động trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia với nhau. Quá trình trao đổi này được thực hiện ngang giá và sử dụng tiền tệ để làm yếu tố môi giới trung gian. Nói đơn giản hơn thì xuất khẩu là việc các tổ chức kinh tế, công ty trong nước bán hàng hoá cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài với mục tiêu thu về lợi nhuận. 

Không phải loại hàng hoá hữu hình nào cũng được phép xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Hiện Phụ lục I, Nghị định số 69/2018/NĐ-CP có quy định cụ thể về những mặt hàng bị cấm xuất khẩu và nhập khẩu trong nước.

2. Vai trò của xuất khẩu hàng hoá là gì?

Xuất khẩu là hoạt động quan trọng không thể thiếu đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia. 

+ Xuất khẩu góp phần đóng góp vào tăng trưởng kinh tế

Xuất khẩu được coi là yếu tố ngoại nhu tức là nhu cầu từ bên ngoài. Do đó, khi nền kinh tế có cầu nội địa yếu thì việc đẩy mạnh xuất khẩu sẽ giúp thúc đẩy cho sự tăng trưởng kinh tế. Đây cũng là lý do mà nhiều quốc gia đang phát triển lựa chọn chiến lược công nghiệp hoá với phương hướng trọng tâm là xuất khẩu. 

+ Nâng cao chất lượng sản phẩm

Hàng hoá muốn cạnh tranh được trên thế giới thì cần phải có chất lượng cao. Do đó, vai trò của xuất khẩu cũng là thúc đẩy nâng cao chất lượng, tính năng của sản phẩm trong nước. 

+ Tạo việc làm

Hàng hoá xuất khẩu hầu hết là những kiện hàng lớn nên cần nhiều nhân lực, vật lực để có thể sản xuất. Điều này góp phần tạo ra nhiều việc làm hơn cho người dân ở trong nước. Từ đó, nâng cao chất lượng cuộc sống của quốc gia. 

+ Thúc đẩy ngoại giao

Thông qua xuất khẩu, quốc gia sẽ có nguồn ngoại tệ ổn định và dồi dào. Không những vậy, các hoạt động trao đổi mua bán cũng giúp thúc đẩy các mối quan hệ ngoại giao giữa các quốc gia. 

Bạn đọc tham khảo thêm:

Vận chuyển hàng không là gì?

Thông quan hàng hóa là gì?

3. Quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển

Quy trình xuất nhập khẩu hàng hoá luôn yêu cầu cả người mua và người bán thực hiện nhiều hoạt động. Không những vậy, các thủ tục để hàng hóa được xuất khẩu cũng rất phức tạp. Bạn tham khảo thêm 9 bước trong sơ đồ quy trình xuất khẩu hàng hoá sau đây để hiểu rõ hơn nhé. 

Quy trình xuất khẩu hàng hoá

Quy trình xuất khẩu hàng hoá

Bước 1: Ký hợp đồng ngoại thương

Hoạt động đàm phán được thực hiện giữa phía mua và phía bạn. Đây là khâu quan trọng quyết định tới lợi nhuận thu được trong phi vụ hợp tác này. Sau khi thống nhất các nội dung cần có thì 2 bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng ngoại thương để hàng hoá được xuất khẩu. 

Bước 2: Xin giấy phép

Khi gửi hàng bằng đường biển, chủ hàng gửi sẽ phải làm việc với cơ quan có thẩm quyền để được cấp giấy phép xuất khẩu. Các thông tin chi tiết về việc xin giấy phép xuất khẩu hàng hóa đường biển được quy định cụ thể tại Nghị định 187 và một số quy định liên quan khác. 

Bước 3: Đặt booking, lấy container rỗng

Hàng hoá muốn được xuất khẩu thì cần phải có phương tiện di chuyển. Và khi đi bằng đường biển thì bạn sẽ phải chất xếp hàng lên container. Do đó, bạn cần phải đặt các container rỗng để có thể xếp hàng hóa. 

Ở bước này sẽ có 2 tình huống là phía người bán đặt container và phía người mua đặt container. Khi hàng được xuất khẩu theo điều kiện CIF thì chủ hàng sẽ phải liên hệ với FWD hoặc hãng tàu để chọn đơn vị vận chuyển. Trong trường hợp hàng được bán theo điều kiện FOB thì phía người nhận hàng sẽ cần phải chủ động liên hệ và tìm kiếm phương tiện vận chuyển.

Đặt booking và lấy vỏ container rỗng

Đặt booking và lấy vỏ container rỗng

Bước 4: Chuẩn bị và kiểm tra 

Chủ hàng có trách nhiệm phải chuẩn bị hàng đầy đủ tại vị trí đã thoả thuận trước đó. Hàng hoá xuất khẩu phải được đảm bảo về cả chất lượng và số lượng như đã cam kết. Hàng hoá trước khi được đóng thành kiện lớn chất vào container sẽ cần phải được kiểm tra trước. 

Bước 5: Đóng gói hàng

Vận tải đường biển hiện nay sẽ có 2 cách thức đóng hàng là đóng gói tại cảng và đóng gói tại kho. Khi đóng hàng tại kho thì sẽ có bộ phận xuất nhập khẩu theo dõi tiến trình đóng gói hàng hóa theo yêu cầu của chủ hàng. Do đó, chủ hàng cần phải điền đầy đủ các thông tin liên quan đến lô hàng như tên hàng, nước sản xuất, số lượng, ký hiệu vận chuyển…

Khi bạn muốn đóng hàng tải cảng thì sẽ phải thực hiện nhiều thủ tục rườm rà hơn so với đóng hàng tại kho. Tuy nhiên, các thao tác khi đóng hàng tại cảng cũng không có quá nhiều khác biệt so với đóng hàng tại kho. 

Bước 6: Mua bảo hiểm hàng hoá

Như đã nhấn mạnh ở trên, hàng xuất khẩu bằng đường biển thường có số lượng nhiều. Do đó, việc mua bảo hiểm rất quan trọng trong quy trình xuất khẩu hàng hoá giúp đảm bảo an toàn cho hàng hoá khi vận chuyển. Thường thì mức mua bảo hiểm cho hàng xuất nhập khẩu là ở mức 2% tổng giá trị đơn hàng. Các trường hợp xuất khẩu theo điều kiện CNF hay FOB thì chủ hàng không cần mua bảo hiểm. 

Bước 7: Làm thủ tục hải quan

Hàng hoá muốn xuất nhập khẩu thì cần phải qua bước thủ tục hải quan cho dù là đi bằng đường gì. Để được thông quan khi xuất khẩu hàng hoá, bạn thực hiện theo các thông tin sau đây nhé. 

Thủ tục hải quan xuất khẩu

Thủ tục hải quan xuất khẩu

  • Mở tờ khai hải quan: Để được mở tờ khai hải quan thì bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ như giấy tiếp nhận hồ sơ, giấy giới thiệu nhân viên giao nhận, hợp đồng ngoại thương, phiếu đóng hàng, hoá đơn thương mại, tờ khai hải quan. 
  • Đăng ký tờ khai: Bạn cần cung cấp các thông tin chính xác về lô hàng để được thông quan. Khi các thông tin là hợp lệ và chính xác thì lô hàng được phân vào luồng xanh, được thông quan. Trường hợp lô hàng được phân vào luồng đỏ hoặc luồng vàng sẽ phải chờ cơ quan kiểm tra lại. 
  • Đóng phí: Đăng ký tờ khai hoàn tất thì bạn sẽ cần phải đóng đầy đủ phí thủ tục hải quan. 
  • Lấy tờ khai: Cơ quan hải quan sẽ tiếp nhận thông tin, kiểm tra và ghi số container, số seal vào mặt sau của tờ khai hải quan. 
  • Thanh lý tờ khai: Chủ hàng trình tờ khai đã được hoàn thiện như trên để kiểm tra. Khi kiểm tra hoàn tất thì container chứa hàng sẽ được nhập vào hệ thống cảng. 
  • Vào sổ tàu: Container được hạ thì nhân viên giao nhận hàng sẽ ký vào biên bản sổ tàu và bàn giao xác nhận tình trạng container khi giao nhận. 
  • Thực xuất tờ khai hải quan: Sau khi giao hàng xong thì nhân viên giao nhận sẽ phải cung cấp thủ tục liên quan đến Commercial, tờ khai hải quan, vận đơn đường biển. 

Bước 8: Giao hàng cho hãng tàu

Chủ hàng sẽ phải cung cấp chi tiết hoá đơn để hãng tàu làm vận đơn. Bạn cần phải làm bước này trước khi thực xuất hàng. Quá trình giao nhận hàng hóa được xem như là kết thúc khi chủ hàng nhận được vận đơn đường biển. 

Bước 9: Thanh toán

Để hoàn tất quy trình xuất khẩu hàng hoá là quá trình thanh toán tiền hàng. Chủ hàng phải làm thủ tục xuất nhập khẩu với đầy đủ các chứng từ liên quan như phiếu đóng gói, hóa đơn thương mại, chứng nhận xuất xứ, vận đơn và chứng nhận khử trùng. Bạn có thể tham khảo giá cước vận chuyển hàng không nội địa tại đây.

Trên đây là tổng hợp các bước chi tiết trong quy trình xuất  khẩu hàng hoá hiện nay. Nếu bạn đang có những băn khoăn liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá hãy liên hệ với Kin Kin logistics theo hotline:02466512880 để được giải đáp thêm nhé. 

Công ty TNHH KIN KIN LOGISTICS
KIN KIN LOGISTICS COMPANY LIMITED

Tầng 4, Số nhà 19 ngõ 68 Phố Lưu Hữu Phước, Phường Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội kinkinlogistics.com 02466512880

Hãy liên hệ với chúng tôi