FMC là gì - Điều kiện, vai trò của FMC trong xuất nhập khẩu

12/11/2023

Có lẽ FMC là thuật ngữ đã quá quen thuộc với những doanh nghiệp xuất khẩu hàng đi Mỹ. Nhưng với nhiều người FMC là gì, vai trò cũng như quy định đăng ký FMC vẫn còn rất mới và chưa hiểu được chính xác. Chính vì vậy mà trong bài viết dưới đây Kin Kin Logistics sẽ giải đáp đến bạn tất tất về FMC trong logistics là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé.

1. Tìm hiểu về FMC là gì?

Ý nghĩa của FMC là gì? FMC - Federal Maritime Commission là tên viết tắt của Ủy ban Hàng hải Liên Bang của chính phủ Hoa Kỳ. Đây là cơ quan liên bang điều chỉnh giao thông đường biển và thương mại giữa các tổ chức của Hoa Kỳ với các tổ chức nước ngoài. FMC được thành lập năm 1961 với trách nhiệm giám sát và cấp phép tất cả các hoạt động vận tải biển có trụ sở và hoạt động kinh doanh liên quan đến công ty hoặc là mối quan tâm của Hoa Kỳ.

FMC quy định, tất cả các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa phải có giấy phép FMC. Giấy phép này được xem là trung gian vận chuyển hàng hóa trước khi doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động. Giấy phép FMC (FMC License) được áp dụng cho cả xuất khẩu và nhập khẩu. Như vậy, với những thông tin này bạn đã hiểu FMC là gì rồi phải không nào?

2. Vai trò của FMC là gì trong xuất nhập khẩu?

FMC đóng vai trò quan trọng trong quá trình xuất nhập khẩu hàng đi Mỹ

FMC đóng vai trò quan trọng trong quá trình xuất nhập khẩu hàng đi Mỹ

FMC có vai trò cực kỳ quan trọng trong xuất nhập khẩu hàng hóa đi Mỹ. FMC là gì được thể hiện rõ trong những vai trò sau đây:

Giám sát, bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp

FMC có nhiệm vụ quản lý và giám sát các hoạt động vận chuyển hàng hóa đi biển tại Hoa Kỳ. Họ đảm bảo các công ty vận tải biển tuân thủ các quy định và quy tắc liên quan đến đăng ký, cấp phép và các hoạt động vận chuyển.

Bên cạnh đó, FMC cũng sẽ bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp. FMC đảm bảo các công ty vận chuyển hàng hóa không sử dụng các hành vi không công bằng để cạnh tranh không lành mạnh hoặc là bóc lột khách hàng. Họ giám sát giá cước, hợp đồng vận chuyển để đảm bảo tính công bằng, minh bạch cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Bạn đọc tham khảo thêm:  giá cước vận chuyển hàng không quốc tế hiện tại là bao nhiêu.

Đảm bảo cạnh tranh lành mạnh

Để có thể thuận lợi xuất nhập khẩu hàng hóa đi Mỹ thì các doanh nghiệp đều phải xin được giấy cấp phép FMC. Giấy cấp phép FMC có chức năng đảm bảo hệ thống cung cấp vận tải biển quốc tế đáng tin cậy và có tính cạnh tranh. Từ đó nó giúp hỗ trợ nền kinh tế mỹ và bảo vệ khách hàng trong quá trình vận chuyển và giao nhận hàng hóa trên lãnh thổ Mỹ. FMC không cho phép và giám sát chặt chẽ đảm bảo không có hành vi gian lận, độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh. Vì thế mà nó đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh.

Giải quyết tranh chấp

Khi có tranh chấp xảy ra, FMC sẽ đứng ra giải quyết

Khi có tranh chấp xảy ra, FMC sẽ đứng ra giải quyết

Bên cạnh đó, FMC còn đóng vai trò giải quyết các tranh chấp liên quan đến hoạt động vận chuyển hàng hóa đường biển. Khi có tranh chấp xảy ra, họ cung cấp một quy trình đơn giản, công băng để giải quyết vấn đề giữa các bên liên quan gồm có tranh chấp về hợp đồng, giá cước, dịch vụ và các vấn đề liên quan đến vận chuyển hàng hóa đường biển khác.

3. Các loại giấy phép do FMC cung cấp

Khi tìm hiểu FMC là gì, chắc chắn sẽ không thể thiếu thông tin về các loại giấy phép FMC. FMC phát hành 3 loại giấy phép OTI như sau:

OTI – NVOCC

Người sở hữu giấy phép OTI-NVOCC có thể phát hành HBL cho lô hàng đi Mỹ như một nhà vận tải. Tất cả cước và phí áp dụng trên HBL cho cả xuất khẩu và nhập khẩu phải được ghi trong bảng giá FMC là gì? Loại giấy phép này có thể ký một hợp đồng dịch vụ với các hàng đồng khác. Điều duy nhất mà OTI-NVOCC không thể làm là thu phí hoa hồng từ hãng tàu như một đại lý. Đây là một trong những hình thức phổ biến nhất trong FMC. Để được cấp giấy phép này, NVOCC cần phải ký quỹ bảo lãnh là 75.000 USD và thêm 10.000 USD cho mỗi chi nhánh.

OTI – Ocean Freight Forwarder

Mẫu giấy phép Ocean Freight Forwarder

Mẫu giấy phép Ocean Freight Forwarder

Chủ giấy phép được hoạt động như một công ty giao nhận hàng hóa tại Mỹ hoặc là đại lý của các NVOCC. Lợi nhuận của Ocean Freight Forwarder chỉ là tiền hoa hồng mà hãng tay hay là NCOCC trả cho họ. Tuy nhiên, điều mà chủ giấy phép không thể làm là phát hành thẻ vận đơn và không ký được  hợp đồng dịch vụ với các hãng tàu như là NVOCC. Để có giấy phép này, bạn cần một khoản ký quỹ bảo lãnh là 50,000 USD và 10.000 USD cho một chi nhánh.

OTI – NF

Chủ giấy phép này có chức năng của hai loại giấy phép phía trên và phải thực hiện hai khoản ký bảo lãnh như yêu cầu.  Nhà cung cấp dịch vụ hàng lẻ sử dụng giấy phép này trong hoạt động của họ.

Giấy phép FMC cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa đi Mỹ là một yêu cầu bắt buộc tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng xin cấp được giấy phép. Mức ký quỹ lớn và xây dựng một bảng giá đúng yêu cầu là những tiêu chuẩn khó để một doanh nghiệp có thể có giấy phép này.

Bạn đọc tham khảo thêm: Vận chuyển Nhật Việt giả rẻ nhất thị trường hiện nay?

4. Những điều cần biết khi đăng kí giấy phép FMC

Điều kiện để đăng ký được giấy phép FMC là gì?

Để có thể đạt điều kiện đăng ký và được FMC cấp giấy phép, trước tiên bạn phải tuân thủ theo 3 bước:

  • Bước 1: Ký quỹ bảo lãnh để chứng minh khả năng tài chính của mình.
  • Bước 2: Đăng ký ngành nghề kinh doanh NVOCC.
  • Bước 3: Công bố bảng giá cước và giá dịch vụ liên quan, kể cả phụ phí công khai ở trên mạng internet.

Việc ký bảo lãnh nhằm đảm bảo doanh nghiệp có đủ khả năng tài chính chi trả các khoản phạt (nếu có) và những trách nhiệm liên quan đến doanh nghiệp trong các lĩnh vực sau đây:

  • Mua bán dịch vụ vận tải.
  • Thanh toán tiền cước cho lô hàng vận chuyển theo hình thức vận tải đơn phương thức hoặc đa phương thức.
  • Chi phí về vận chuyển hàng phát sinh từ vận đơn, chứng từ tương tự với chủ hàng.
  • Chi phí về việc cấp vận đơn và chứng từ tương tự.
  • Chi phí vận tải nội địa hoặc là vận tải suốt.
  • Chi phí bồi thường cho đại lý giao nhận hàng theo quy định.
  • Chi phí thuê container
  • Chi phí thuê đại lý ở điểm tiếp nhận hàng đi hoặc điểm giao trả hàng ở cảng đích.

Doanh nghiệp là thành viên hiệp hội FIATA

Doanh nghiệp là thành viên hiệp hội FIATA

Ngoài ra, các doanh nghiệp phải đáp ứng đủ 4 điều kiện cơ bản sau trước khi xin giấy phép.

  • Doanh nghiệp hoạt động ổn định tối thiểu 3 năm.
  • Doanh nghiệp là hội viên Hiệp hội Giao nhận quốc gia hoặc trực tiếp là hội viên của FIATA.
  • Có đóng bảo hiểm trách nhiệm logistics ít nhất 100.000 USD/case, tối thiểu 1.000.000 USD/năm.
  • Báo cáo tài chính của doanh nghiệp lành mạnh, chứng minh được năng lực chịu trách nhiệm cho hoạt động logistics đến Mỹ 3 năm gần nhất.

Các bước tiến hành xin giấy phép FMC

Để xin được giấy phép FMC, các bạn cần phải thực hiện theo 5 bước sau đây:

Bước 1: Bước đầu tiên trong quy trình xin giấy phép FMC là đăng ký và duy trì thường xuyên mã Standard Carrier Alpha Code (SCAC) tại Nation Motor Freight Transportation Association. Bạn phải có mã SCAC trước khi tiến hành xin cấp giấy phép.

Bước 2: Đăng ký và duy trì tài khoản tại 1 tariff listing page được FMC chấp thuận để công khai các giá bán Tài khoản này phải được chấp nhận khi báo trong form in giấy phép.

Bước 3: Điền và nộp form FMC-65 cùng các giấy tờ theo yêu cầu của FMC gồm có:

  • Báo cáo tài chính
  • Bảo hiểm trách nhiệm
  • Giấy chứng nhận hội viên VLA hoặc VIFFAS
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh
  • Danh sách các cổ đông và ban giám đốc công ty
  • Form vận đơn FBL và một số giấy tờ liên quan khác

Hồ sơ cần có giấy phép kinh doanh

Hồ sơ cần có giấy phép kinh doanh

Bước 4: Thu xếp surety bond - cam kết bảo lãnh trị giá 150.000 USD với công ty surety bond được FMC chấp thuận. Sau khi xong thủ tục thu xếp cam kết bảo lãnh, công ty surety bond sẽ gửi xác nhận trực tiếp cho FMC là cam kết bảo lãnh đã thu xếp xong.

Bước 5: FMC xem xét cam kết bảo lãnh đã được thông báo. Sau khi cam kết bảo lãnh được FMC thông qua, FMC chính thức cấp giấy phép và ghi tên công ty được cấp phép vào danh sách NVOCCs ở website của họ.

Như vậy là bạn đã hoàn thành xong các bước tiến hành xin cấp phép FMC rồi. Có thể thấy để được cấp phép FMC bạn cần phải đảm bảo rất nhiều yêu cầu và thủ tục.

 

Bạn đọc tham khảo thêm tin tức xuất nhập khẩu tại đây:

Vận chuyển hàng không là gì? Những kiến thức bổ ích nhất

Vận chuyển door to door có những ưu điểm gì nổi bật?

5. Lưu ý khi được cấp giấy phép FMC

Ngoài tìm hiểu FMC là gì và các thủ tục liên quan đến cấp phép FMC thì sau khi được cấp giấy phép có 2 điều mà bạn cần lưu ý như sau:

  • Doanh nghiệp cần lưu ý phải ghi số license trên vận đơn phát hành cho các lô hàng đến Mỹ.
  • NVOCC được cấp giấy phép chỉ được làm việc hoặc giao dịch với các NVOCC đã được cấp chứng nhận tại Mỹ.

Các doanh nghiệp logistics, doanh nghiệp xuất nhập khẩu được cấp FMC sẽ chủ động hơn trong đặt hàng xuất khẩu, làm chủ được chuỗi cung ứng. 

Hi vọng những chia sẻ trên đây của Kin Kin Logistics đã giúp bạn hiểu hơn về FMC là gì và các thông tin liên quan cho vận chuyển hàng hóa tuyến Mỹ. Đừng quên thường xuyên truy cập website https://kinkinlogistics.com/ để cập nhật thêm những thông tin hữu ích về logistics và vận chuyển Nhật Việt nhé.

Công ty TNHH KIN KIN LOGISTICS
KIN KIN LOGISTICS COMPANY LIMITED

Tầng 4, Số nhà 19 ngõ 68 Phố Lưu Hữu Phước, Phường Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội kinkinlogistics.com 02466512880

Hãy liên hệ với chúng tôi