Xuất nhập khẩu tiểu ngạch là gì? Tìm hiểu thông tin chi tiết

06/05/2023

Có rất nhiều người nghĩ rằng xuất nhập khẩu tiểu ngạch là hình thức vận chuyển hàng hóa không chính thống. Đây là một quan điểm hoàn toàn sai lần. Trong bài viết hôm nay, cùng Kin Kin Logistics tìm hiểu về tiểu ngạch là gì và các thông tin chi tiết về xuất nhập khẩu tiểu ngạch nhé.

Xuất nhập khẩu tiểu ngạch là gì?

Tiểu ngạch là gì? Xuất nhập khẩu tiểu ngạch được hiểu là hình thức mua bán và trao đổi hàng hoá giữa các cá nhân là công dân của 2 nước có đường biên giới liền kề. Phương thức vận chuyển chính ở hình thức xuất nhập khẩu này chính là đường bộ. Các mặt hàng buôn bán tiểu ngạch là những mặt hàng giá trị nhỏ như hàng nông sản, hàng tiêu dùng như quần áo, vải vóc,…

Các giao dịch tiểu ngạch thường được thực hiện với kim ngạch có giá trị nhỏ. Ở nước ta hiện nay thì xuất nhập khẩu tiểu ngạch thường diễn ra phổ biến giữa biên giới với các quốc gia Trung Quốc, Lào, Campuchia…

Việc mua bán, trao đổi hàng hóa giữa hai nước có đường biên giới liền kề

Việc mua bán, trao đổi hàng hóa giữa hai nước có đường biên giới liền kề

Hình thức xuất nhập khẩu tiểu ngạch được nhiều thương lái ưa chuộng bởi vì thủ tục đơn giản, dễ dàng, chi phí vận chuyển thấp. Đối với hình thức xuất nhập khẩu này, cá nhân, tổ chức vẫn phải đóng thuế và chịu sự kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng hàng hóa, kiểm dịch động thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm,…

Đánh giá ưu và nhược điểm của hàng tiểu ngạch là gì?

Hình thức xuất nhập khẩu nào cũng có ưu và nhược điểm của nó và hàng tiểu ngạch cũng vậy.

Ưu điểm

Ưu điểm của hàng tiểu ngạch là gì? Xuất nhập khẩu hàng hóa theo hình thức tiểu ngạch bạn sẽ nhận được những lợi ích dưới đây:

  • Thủ tục để xuất nhập khẩu hàng hóa tiểu ngạch khá đơn giản. Bạn chỉ cần điền vào tờ khai và thanh toán phí biên mậu là hàng có thể thông quan. Hầu hết bạn sẽ không bị mất phí chứng từ thủ tục.
  • Phí vận chuyển thấp hơn so với đường nhập khẩu chính ngạch. 
  • Các thủ tục về khai thuế, biểu phí thuế liên quan cũng thấp hơn so với chính ngạch vì không cần phải đi qua cửa khẩu. 
  • Các mặt hàng xuất nhập khẩu không bị giới hạn mặt hàng.

Thủ tục thông quan hàng hóa nhanh chóng

Thủ tục thông quan hàng hóa nhanh chóng

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm kể trên thì xuất nhập khẩu tiểu ngạch cũng có một số hạn chế nhất định. Vậy nhược điểm của tiểu ngạch là gì?

  • Vận chuyển tiểu ngạch không phù hợp với hàng hoá có giá trị lớn, hàng cao cấp bởi tồn tại nhiều rủi ro. 
  • Xuất nhập khẩu tiểu ngạch chỉ phù hợp cho người kinh doanh nhỏ, lẻ.
  • Rủi ro về tranh chấp có thể xảy ra vì không có đầy đủ giấy tờ, chứng từ. 
  • Hàng điện tử khi đi qua đường tiểu ngạch dễ bị cơ quan quản lý Nhà nước thu giữ bởi không có giấy tờ chứng minh xuất xứ. 
  • Đây là hình thức mà nhiều tiểu thương lợi dụng để tránh thuế. Nếu không được kiểm soát chặt chẽ thì hoạt động nhập khẩu này sẽ làm tình trạng buôn lậu và vận chuyển hàng hóa bẩn vào thị trường nước ta diễn ra nhiều hơn.

Bạn đọc tham khảo thêm:  thông quan hàng hóa là gì? để hiểu rõ hơn về các thủ tục xuất nhập khẩu.

Một số quy định về xuất nhập khẩu tiểu ngạch

Để hiểu chi tiết hơn về tiểu ngạch là gì thì chúng ta cùng tìm hiểu một số yêu cầu, quy định về xuất nhập khẩu tiểu ngạch nhé.

Đối tượng được phép hoạt động

  • Là thương nhân Việt Nam gồm: các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, cá nhân đăng ký kinh doanh. Ngoài ra còn có thương nhân có vốn đầu tư nước ngoài, công ty và chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam được phép thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới theo cam kết của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Cư dân biên giới có thể thực hiện xuất nhập khẩu tiểu ngạch

Cư dân biên giới có thể thực hiện xuất nhập khẩu tiểu ngạch

  • Là cư dân biên giới: Công dân Việt Nam hộ khẩu thường trú tại xã, phường, thị trấn hoặc khu vực địa giới hành chính tương đương có một phần địa giới hành chính trùng với đường biên giới quốc gia ở trên đất liền. Người có giấy phép của cơ quan công an có thẩm quyền cho phép cư trú tại khu vực biên giới.

Địa điểm hoạt động

Địa điểm hoạt động được thực hiện qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính, phụ, lối mở biên giới nằm ngoài khu kinh tế cửa khẩu. Chợ biên giới gồm chợ hoặc khu, điểm chợ biên giới, chợ tại cửa khẩu và chợ khu kinh tế cửa khẩu nằm trên địa bàn xã, phường, thị trấn hoặc khu vực hành chính tương đương. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có biên giới quyết định, công bố Danh mục cửa khẩu khác và nơi mở ra cho qua lại biên giới.

Thuế và định mức miễn thuế

  • Đối với Cư dân biên giới :

Nhập hàng hóa trong danh mục nhằm phục vụ cho việc sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới trong giới hạn cho phép. Trường hợp thu mua, vận chuyển hàng trong định mức nhưng lại không sử dụng cho mục đích sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới thì phải kê khai, nộp thuế theo quy định. Phần vượt quá định mức thì yêu cầu phải kê khai và nộp thuế.

  • Đối với thương nhân :

Thương nhân hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế, phí, lệ phí theo quy định pháp luật.

Hồ sơ hải quan

  • Đối với thương nhân:

Chính sách quản lý mặt hàng được áp dụng như nhập khẩu chính ngạch tại Nghị định 69/2018.  

Hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới phải tuân thủ các quy định của pháp luật, điều ước quốc tế về kiểm dịch y tế; kiểm dịch động vật, thực vật, thủy sản; kiểm tra chất lượng hàng hóa và an toàn thực phẩm.

Hợp đồng mua bán gồm bảng kê mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới của thương nhân

  • Đối với cư dân biên giới:

Không phải thực hiện kiểm dịch y tế, trừ trường hợp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thông báo có dịch bệnh truyền nhiễm, nguy cơ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra thì mới phải kiểm dịch y tế.

Cư dân biên giới phải kiểm dịch động vật, thực vật và thủy sản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố trong từng thời kỳ. Không phải kiểm tra, kiểm soát về chất lượng, an toàn thực phẩm.

Bạn đọc tham khảo thêm: Vai trò kho CFS là gì trong xuất nhập khẩu

Thủ tục vận chuyển hàng tiểu ngạch

Thủ tục vận chuyển hàng tiểu ngạch là gì? Theo quyết định về quy trình nghiệp vụ hải quan đối với xuất, nhập khẩu hàng hoá thì quy trình thủ tục 4 bước đường tiểu ngạch cụ thể như sau:

Thực hiện thủ tục khai báo hải quan

Thực hiện thủ tục khai báo hải quan

Bước 1: Khai báo hải quan

Khai báo hải quan là việc làm bắt buộc nếu muốn xuất nhập khẩu bất kỳ lô hàng hoá nào. Bạn sẽ nhận tờ khai từ cơ quan hải quan và điền đầy đủ các thông tin về hàng hoá như chủng loại, phẩm cấp, nguồn gốc, đơn giá, trọng lượng…

Bước 2: Kiểm hoá

Ở bước kiểm hoá, chủ hàng cần phải xuất trình hàng hoá thực tế để cán bộ hải quan chứng thực với thông tin đã được kê khai trên phiếu. Trong quá trình kiểm hóa mà phát hiện dấu hiệu khai man, dấu diếm hàng cấm sẽ bị lập biên bản và xử phạt theo quy định. 

Bước 3: Nộp tiền thuế

Cơ quan hải quan sẽ căn cứ vào tờ khai và kết  quả kiểm hoá để xác định thuế suất mà bạn phải nộp lô hàng. Hàng sẽ không được giải phóng nếu như vẫn còn bị nợ thuế. 

Bước 4: Giải phóng hàng 

Sau khi đã hoàn thiện 3 bước ở trên đây thì cơ quan hải quan sẽ đóng dấu hoàn thành thủ tục vào tờ khai bạn đã điền. Sau đó cấp tờ khai, biên lai đã thu thuế và cho phép giải phóng hàng. 

Tài liệu tham khảo thêm tại Kin Kin Logistics cho quý khách hàng:  dịch vụ vận chuyển hàng không là gì?

Nên vận chuyển hàng hóa quốc tế chính ngạch hay tiểu ngạch?

Loại hàng hóa cần vận chuyển sẽ quyết định bạn nên đi bằng đường chính ngạch hay tiểu ngạch. Khi bạn cần vận chuyển hàng với số lượng ít thì đi bằng đường tiểu ngạch sẽ phù hợp hơn. Ngoài ra, các mặt hàng tiêu dùng như thời trang, giày dép, túi xách, nông sản cũng là mặt hàng phù hợp để vận chuyển đường tiểu ngạch. Bởi thủ tục qua đường tiểu ngạch không quá phức tạp và sẽ không làm bạn mất quá nhiều công sức.

Trong trường hợp cần vận chuyển số hàng với số lượng lớn, giá trị lớn thì bạn nên đi bằng con đường chính ngạch. Hình thức nhập khẩu chính ngạch không bị giới hạn bởi số lần nhập hàng. Cùng với đó, các giấy tờ liên quan và chứng minh xuất xứ của hàng hoá cũng được cung cấp đầy đủ. 

Như vậy, tiểu ngạch là gì và các thông tin liên quan đến vận chuyển hàng hóa con đường tiểu ngạch đã được chúng tôi chia sẻ chi tiết đến bạn. Ngoài ra, đừng quên liên hệ với Kin Kin theo hotline: 02466512880 hoặc website: https://kinkinlogistics.com/ để hiểu thêm về các hoạt động xuất nhập khẩu, vận chuyển hàng hoá nhé. 

 

Công ty TNHH KIN KIN LOGISTICS
KIN KIN LOGISTICS COMPANY LIMITED

Tầng 4, Số nhà 19 ngõ 68 Phố Lưu Hữu Phước, Phường Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội kinkinlogistics.com 02466512880

Hãy liên hệ với chúng tôi