Xuất khẩu tại chỗ là gì? Tìm hiểu chi tiết về xuất khẩu tại chỗ

12/06/2023

Khi nhắc đến hoạt động xuất khẩu chúng ta sẽ nghĩ ngay đến hoạt động đưa hàng hóa ra ngoài lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên xuất khẩu còn bao gồm cả hoạt động xuất khẩu tại chỗ. Vậy xuất khẩu tại chỗ là gì? Kin Kin Logistics sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hoạt động này qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu xuất khẩu tại chỗ là gì?

Xuất khẩu tại chỗ là gì? Xuất khẩu hàng hóa tại chỗ là trường hợp hàng hóa được sản xuất phục vụ xuất khẩu cho thương nhân nước ngoài. Tuy nhiên hàng hóa sẽ được giao tại Việt Nam cho một đơn vị theo chỉ định của thương nhân nước ngoài. Doanh nghiệp xuất khẩu gồm doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài. Như vậy, hoạt động xuất khẩu tại chỗ cần 3 yếu tố đó là bán hàng (xuất khẩu) cho thương nhân nước ngoài, địa điểm giao hàng tại Việt Nam và thông tin người nhận hàng do người mua hàng nước ngoài cung cấp.

Xuất khẩu tại chỗ là hình thức hàng hóa được giao ở phạm vi trong nước

Xuất khẩu tại chỗ là hình thức hàng hóa được giao ở phạm vi trong nước

Xuất khẩu hàng hóa tại chỗ là hình thức xuất khẩu có thể áp dụng cho nhiều loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau. Các doanh nghiệp có thể xuất khẩu hàng tại chỗ bằng cách tiếp cận khách hàng nước ngoài thông qua nhiều kênh. Đó có thể là các kênh trực tiếp như website, trực tiếp tiếp cận các nhà bán lẻ nước ngoài hoặc xây dựng các mối quan hệ trực tiếp với các công ty hoặc đối tác kinh doanh ở nước ngoài.

Hoạt động xuất khẩu này mang đến cho doanh nghiệp nhiều giá trị lợi ích. Tuy nhiên, để có thể phát huy tối đa hiệu quả trong quá trình xuất khẩu tại chỗ thì doanh nghiệp cần phải có sự hiểu biết về thị trường cũng như các hoạt động trong nền kinh tế. 

Điều kiện xuất khẩu tại chỗ là gì?

Sau khi tìm hiểu được xuất khẩu tại chỗ là gì thì chúng ta cùng tìm hiểu về điều kiện để được xuất khẩu hàng hóa tại chỗ nhé. Để có thể được thực hiện xuất khẩu hàng hoá tại chỗ thì doanh nghiệp cần đáp ứng những điều kiện cơ bản sau:

  • Đăng ký kinh doanh: Doanh nghiệp cần đăng ký kinh doanh và có giấy phép hoạt động hợp lệ để tham gia hoạt động xuất nhập khẩu.
  • Tuân thủ quy định pháp luật: Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải tuân thủ các quy định pháp luật về xuất nhập khẩu, bao gồm các quy định hải quan, quy định thương mại, quy định về bảo vệ môi trường và an toàn sản phẩm.
  • Quy định về chất lượng và tiêu chuẩn: Hàng hóa xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng, kỹ thuật, và an toàn được quy định bởi quốc gia xuất khẩu và quốc gia nhập khẩu.

Đơn vị xuất khẩu phải cung cấp đủ giấy tờ cần thiết

Đơn vị xuất khẩu phải cung cấp đủ giấy tờ cần thiết

  • Giấy tờ và chứng từ: Các doanh nghiệp xuất khẩu phải cung cấp đầy đủ và chính xác các giấy tờ và chứng từ liên quan như hóa đơn xuất khẩu, giấy tờ xuất khẩu, chứng từ giao dịch và các chứng từ khác theo yêu cầu của quốc gia xuất khẩu và quốc gia nhập khẩu.
  • Kiểm tra hải quan: Hàng hóa xuất nhập khẩu có thể phải trải qua quá trình kiểm tra và kiểm soát của cơ quan hải quan để đảm bảo tuân thủ quy định về xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa và an ninh quốc gia.
  • Thuế và phí: Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải tuân thủ các quy định về thuế và phí xuất nhập khẩu của quốc gia xuất khẩu và quốc gia nhập khẩu.
  • Bảo hiểm: Có thể yêu cầu mua bảo hiểm hàng hóa hoặc chứng từ giao dịch để bảo vệ các bên liên quan trong quá trình xuất nhập khẩu.

Lợi ích khi xuất khẩu hàng hóa tại chỗ

Lợi ích khi xuất khẩu tại chỗ là gì? Xuất nhập khẩu tại chỗ mang đến nhiều lợi ích đặc biệt đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Với sự tiện lợi, nhanh chóng, xuất khẩu hàng hóa tại chỗ đang có những ưu điểm như sau:

  • Tiết kiệm khá nhiều chi phí cho doanh nghiệp đặc biệt là về chi phí vận chuyển, và các loại phụ phí phát sinh khi làm vận chuyển và thủ tục hải quan.
  • Không phải vận chuyển quốc tế như các hình thức xuất khẩu khác nên tiết kiệm thời gian vận chuyển. Thời gian hàng giao nhanh và đảm bảo hàng hóa được an toàn. Tiến độ công việc cũng vì vậy cũng sẽ nhanh hơn.

Doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và chi phí

Doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian và chi phí

  • Các chủ doanh nghiệp hưởng được nhiều ưu đãi về thuế xuất,…
  • Hạn chế được nhiều rủi ro trong  quá trình xuất nhập khẩu, không tốn kém các chi phí bảo hiểm hàng hóa.

Những hàng hóa được xuất khẩu tại chỗ

Không phải bất cứ loại hàng hóa nào cũng được làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa tại chỗ. Vậy hàng hóa được xuất khẩu tại chỗ là gì? Theo Điều 86 - Thông tư 38/2015/TT-BTC về “Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ” thì những loại hàng hóa xuất khẩu tại chỗ bao gồm 3 loại phổ biến sau:

  • Các sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu và phế phẩm thuộc hợp đồng gia công theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định 187/2013/NĐ-CP;
  • Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất hoặc là doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;

 

Hàng hóa thuộc doanh nghiệp chế xuất

Hàng hóa thuộc doanh nghiệp chế xuất

  • Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam. Hàng hóa này được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.

Bạn đọc tham khảo thêm:

Giá cước vận chuyển hàng không quốc tế mới nhất năm 2023

Dịch vụ vận chuyển door to door uy tín, nahnh chóng tại Nhật

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ

Hồ sơ hải quan 

Với loại hình xuất nhập khẩu tại chỗ, thủ tục hải quan được quy định tại nghị định số 08/2015/NĐ-CP và thông tư số 38/2015/TT-BTC – Điều 86 & 16. Hồ sơ hải quan được quy định chi tiết tại Điều 16 Thông tư số 38/2015/TT-BTC gồm các chứng từ cơ bản sau:

  • Tờ khai hải quan
  • Hợp đồng mua bán
  • Chứng từ vận tải
  • Hóa đơn thương mại/ hóa đơn GTGT với doanh nghiệp nội địa xuất vào Khu chế xuất
  • Kiểm tra chất lượng nếu hàng hóa thuộc diện phải kiểm tra
  • Chứng từ khác nếu có

Thủ tục hải quan

Bước 1: Doanh nghiệp xuất khẩu khai tờ khai hải quan

Dựa trên hợp đồng đã ký với thương nhân nước ngoài có chỉ định giao hàng tại Việt Nam, doanh nghiệp xuất khẩu phải kê khai đầy đủ những tiêu chí tương ứng cho doanh nghiệp xuất khẩu trên tờ khai. 

Bước 2: Doanh nghiệp nhập khẩu làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa tại chỗ

Sau khi các doanh nghiệp xuất khẩu hoàn thiện đầy đủ tờ khai và đến Chi cục Hải quan - nơi doanh nghiệp làm thủ tục đăng ký thủ tục nhập khẩu tại chỗ phù hợp đối với loại hình xuất khẩu khi nhận đủ hàng. 

Bước 3: Chi cục Hải quan thực hiện thủ tục nhập khẩu

Tiếp tục hoàn thiện các giai đoạn gồm: nộp tờ khai, tính thuế, niêm phong mẫu hàng, xác nhận đã làm thủ tục, giao doanh nghiệp và lưu trữ hồ sơ và thông báo cho Cục Thuế địa phương - nơi theo dõi thuế của doanh nghiệp biết.

Bước 4: Doanh nghiệp xuất khẩu

Doanh nghiệp xuất khẩu nhận hồ sơ đã làm thủ tục chuyển cho Chi cục Hải quan - nơi làm thủ tục xuất khẩu để đăng ký thủ tục xuất khẩu tại chỗ.

Bước 5: Chi cục Hải quan thực hiện thủ tục xuất khẩu

Chi cục hải quan sẽ tiếp nhận tờ khai hải quan, và các chứng từ khác thuộc hồ sơ xuất khẩu hàng hóa tại chỗ. Sau đó, tiến hành các bước đăng ký tờ khai theo quy định, phù hợp với từng loại xuất nhập khẩu, thuế phí nếu có.

Lưu ý khi làm thủ tục hải quan mở tờ khai xuất - nhập khẩu tại chỗ

Bên cạnh tìm hiểu khái niệm và thủ tục xuất khẩu tại chỗ là gì, bạn cũng cần lưu ý khi làm thủ tục hải quan mở tờ khai. Xuất nhập khẩu tại chỗ mang lại rất nhiều ưu điểm cho doanh nghiệp nhưng để hoạt động diễn ra suôn sẻ, bạn cần lưu ý những điều sau đây khi làm thủ tục hải quan mở tờ khai xuất khẩu nhập khẩu tại chỗ:

Tờ khai hải quan chỉ có giá trị trong vòng 15 ngày

Tờ khai hải quan chỉ có giá trị trong vòng 15 ngày

  • Tờ khai hải quan sau khi được đăng ký thì chỉ có giá trị trong thời hạn 15 ngày.
  • Trường hợp hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ có chỉ định của thương nhân nước ngoài. Hàng tháng, đơn vị nhập khẩu tại chỗ tổng hợp, lập danh sách tờ khai đã được thông quan theo mẫu 20/TKXNTC/GSQL, phụ lục 5  ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC và gửi danh sách tờ khai tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
  • Khi khai báo thông tin hàng hóa để mở tờ khai phải đảm bảo sự chính xác về thời gian trong hợp đồng mua bán đã ký và thực hiện theo đúng theo trình tự pháp luật.
  • Với trường hợp đặc biệt như bên làm thủ tục hải quan là doanh nghiệp được ưu tiên, đối tác với doanh nghiệp được ưu tiên, doanh nghiệp tuân thủ luật hải quan hoặc đối tác với doanh nghiệp cũng tuân thủ luật hải quan thực hiện xuất nhập khẩu tại chỗ nhiều lần trong thời gian nhất định thì được phép giao hàng trước và làm thủ tục mở tờ khai hải quan sau. Tuy nhiên thời gian khai báo hải quan không quá 30 ngày kể từ thời điểm giao nhận hàng.
  • Người khai hải quan được phép đăng ký mở tờ khai xuất nhập khẩu hàng hóa tại chỗ duy nhất tại 01 Chi cục Hải quan thuận tiện nhất. Trường hợp tờ khai xuất nhập khẩu cùng mở tại 1 cơ quan hải quan mà tờ khai xuất khẩu phân luồng đỏ, đã kiểm tra hàng thực tế và hoàn thành thủ tục khai báo thông quan thì tờ khai nhập khẩu có thể miễn kiểm tra hàng hóa thực tế theo quy định. Trường hợp quá hạn mở tờ khai nhập khẩu đối ứng thì phải chịu hình thức xử phạt vi phạm theo khoản 3 Điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP.

Trên đây Kin Kin Logistics giải thích đến bạn xuất khẩu tại chỗ là gì và các thông tin liên quan đến xuất khẩu hàng hóa tại chỗ. Hy vọng với bài viết này, bạn đã hiểu hơn về hình thức xuất khẩu này. Nếu bạn tìm thấy thông tin trong bài viết hữu ích thì đừng quên share để bạn bè cùng đọc nhé. Cám ơn bạn!

 

Công ty TNHH KIN KIN LOGISTICS
KIN KIN LOGISTICS COMPANY LIMITED

Tầng 4, Số nhà 19 ngõ 68 Phố Lưu Hữu Phước, Phường Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội kinkinlogistics.com 02466512880

Hãy liên hệ với chúng tôi