SWB là gì? Tổng hợp những nội dung quan trọng về SWB mà bạn nên biết

18/05/2023

SWB là một thuật ngữ đã rất quen thuộc trong ngành xuất nhập khẩu hàng hóa hiện nay. Vậy bạn đã hiểu chính xác hơn về thuật ngữ SWB là gì hay chưa? Hãy cùng Kin Kin Logistics tìm hiểu thêm về các nội dung này ngay sau đây nhé. Tin chắc rằng sau bài viết này thì bạn sẽ hiểu rất rõ về SWB. 

SWB là gì? Vì sao có SWB?

Nếu bạn làm việc trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa đường biển thì sẽ bắt gặp SWB rất thường xuyên. Vậy bạn có đang hiểu đúng về SWB là gì hay chưa? 

Seaway bill là gì?

Seaway bill là gì?

SWB là gì?

SWB là từ viết tắt của thuật ngữ Seaway Bill và đóng vai trò như 1 vận đơn. Đây được hiểu là chứng từ vận tải mà hãng vận chuyển cấp cho shipper sau khi họ giao hàng. Trên SWB có ghi đích danh tên người nhận và người này có thể nhận hàng cho dù có cung cấp được SWB gốc hay không. Bạn chỉ cần cung cấp thông tin chứng minh là consignee đích thực là có thể nhận hàng. 

Hiện không có nhiều ngân hàng thanh toán L/C chấp nhận các chứng từ vận tải SWB. Bởi vì bản chất của SWB ghi đích danh tên người nhận hàng là NK và NK không cần bất kỳ sự ủy quyền nào từ ngân hàng hay bộ chứng từ mà ngân hàng đang giữ. Do đó, ngân hàng không thể khống chế được NK và điều này đã tạo nên nhiều rủi ro cho ngân hàng. 

Vì sao lại có SWB?

Trong quá trình vận chuyển hàng hóa, việc sử dụng vận đơn sẽ mang đến nhiều trở ngại cho các bên có liên quan. Các vấn đề này có thể xuất phát từ việc xuất trình bản gốc của vận đơn để hàng hóa đến được đến tay của người nhận. Phương thức gửi vận đơn chủ yếu là gửi qua đường bưu điện nên cũng gây ra nhiều khó khăn. 

Ngoài ra, khi sử dụng vận đơn gốc sẽ dễ bị làm giả cho những mục đích trục lợi khác. Do đó, cơ quan phát hành vận đơn cần có biện pháp để bảo mật thông tin cũng như biện pháp xác minh vận đơn gốc. 

Chính vì những vấn đề này nên SWB ra đời để có thể giải quyết các khó khăn. SWB có thể ứng dụng được nhiều khoa học công nghệ và kỹ thuật nên giúp vận đơn nhanh chóng hơn. Và trong SWB có thêm thông tin đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan. 

Bạn đọc tham khảo thêm: Giá cước vận chuyển hàng không quốc tế mới nhất 2023.

Chức năng của SWB là gì?

SWB  ra đời với nhiều chức năng quan trọng đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Tham khảo thêm một số chức năng nổi bật của SWB sau đây để hiểu rõ hơn nhé. 

Chức năng của SWB là gì?

Chức năng của SWB là gì?

  • Chứng nhận việc vận chuyển hàng hóa: Seaway Bill được sử dụng để chứng nhận rằng hàng hóa đã được vận chuyển từ điểm xuất phát đến điểm đích.
  • Cung cấp thông tin về hàng hóa: Trong tài liệu SWB sẽ chứa thông tin chi tiết về hàng hóa như số lượng, loại hàng, giá trị và tên người nhận hàng.
  • Giúp theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa: SWB cho phép theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa một cách chặt chẽ, từ đó giảm thiểu sự cố thất thoát hàng hóa.
  • Điều chỉnh thông tin: Nếu có sai sót hoặc thay đổi trong quá trình vận chuyển, SWB có thể được điều chỉnh để phản ánh chính xác thông tin mới nhất về hàng hóa.
  • Tăng tính linh hoạt: Sea waybill là tài liệu điện tử nên có thể được xử lý nhanh chóng và dễ dàng, giúp tăng tính linh hoạt trong quá trình vận chuyển hàng hóa.

Các trường hợp nên dùng SWB là gì?

Có 3 trường hợp nên sử dụng SWB để giúp cho hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế hiệu quả hơn. 

  1. Thời gian hành trình tàu vận chuyển đi ngắn hơn thời gian để gửi vận đơn gốc. Khi đó, việc sử dụng SWB sẽ giúp giảm bớt thời gian chờ đợi và giúp hàng hóa được giải phóng nhanh hơn sau khi đến bên cảng. 
  2. Các công ty có quan hệ kinh doanh uy tín với nhau giúp đảm bảo tính chính xác và tin cậy trong việc giao nhận hàng hóa. 
  3. Khi bạn cần yêu cầu đích danh 1 ai đó nhận hàng cũng nên sử dụng SWB.

Quy trình cấp SWB là gì?

Tương tự như các hoạt động khác trong xuất nhập khẩu hàng hóa, để được cấp SWB thì bạn cũng cần tuân thủ theo quy trình cụ thể. Sau đây là quy trình cấp SWB tổng quát nhất bạn có thể tham khảo. 

Quy trình cấp SWB là gì?


Quy trình cấp SWB là gì?

  • Bước 1: Đặt booking: Người gửi hàng đặt booking với hãng và thực hiện đóng gói hàng hóa. 
  • Bước 2: Làm thủ tục hải quan: Trước khi hàng hóa được xuất khẩu thì sẽ cần phải được hoàn tất các thủ tục hải quan.
  • Bước 3: Gửi thông tin bill: Người gửi hàng cung cấp thông tin chi tiết về hàng hóa như thông tin người gửi, người nhân và các nội dung mô tả hàng cho hãng tàu. 
  • Bước 4: Làm bill draft: Hãng tàu sử dụng thông tin từ SI để tạo ra bản Draft cho SWB và người gửi cũng sẽ dùng lại bản Draft này để xác nhận thông tin. 
  • Bước 5: Gửi thông báo hàng đến: Khi mà hàng đã đến cảng đích thì hãng sẽ phải gửi cho người nhận giấy thông báo hàng đến. 
  • Bước 6: Nhận hàng: Người nhận sẽ đến cảng đích và đưa giấy giới thiệu hoặc giấy tờ khác chứng minh được bản thân có quyền nhận hàng. Sau khi các bước xác nhận thông tin xong thì consignee sẽ được nhận hàng. 

Bạn đọc tham khảo thêm: 9 bước cụ thể trong quy trình xuất khẩu hàng hoá

Những lợi ích và hạn chế của SWB là gì?

Ở phần nội dung cuối cùng của bài viết Kin Kin Logistics thông tin đến bạn về những lợi ích và hạn chế của SWB.

Lợi ích và hạn chế của SWB


Lợi ích và hạn chế của SWB

Lợi ích

SWB đã và đang mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích quan trọng. Cụ thể:

  • Không cần phải chuyển thông tin giấy tờ bản gốc
  • Tiết kiệm thời gian
  • Đảm bảo tính bảo mật và độ chính xác của thông tin.
  • Giảm thiểu sự cố thất thoát và giúp theo dõi thông tin vận chuyển hàng hóa một cách chặt chẽ
  • Xử lý nhanh chóng và dễ dàng, giúp tăng tính linh hoạt trong quá trình vận chuyển hàng hóa.

Hạn chế

Bên cạnh lợi ích thì vẫn còn những hạn chế dành cho doanh nghiệp khi sử dụng SWB. 

  • Không phải là một tài liệu vận chuyển có giá trị đối với người vận chuyển

Seaway Bill không phải là một tài liệu vận chuyển quốc tế và không được coi là một tài liệu có giá trị đối với người vận chuyển. Điều này có nghĩa rằng, nếu hàng hoá bị mất hoặc bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển, việc đòi hỏi bồi thường sẽ khó khăn hơn so với việc sử dụng Bill of Lading.

  • Không được yêu cầu trong một số trường hợp

Mặc dù Sea Waybill được sử dụng phổ biến trong các giao dịch vận chuyển hàng hóa, tại một số quốc gia hoặc khu vực nhất định, việc sử dụng Bill of Lading là bắt buộc theo quy định pháp luật. Do đó, nếu bạn muốn vận chuyển hàng hóa đến một số quốc gia hoặc khu vực nhất định, bạn sẽ không thể sử dụng Seaway Bill.

  • Không được chấp nhận để thanh toán bảo hiểm

Bảo hiểm hàng hóa là rất quan trọng trong quá trình vận chuyển. Tuy nhiên, Seaway Bill không được chấp nhận để thanh toán bảo hiểm hàng hóa trong một số trường hợp. Do đó, bạn sẽ phải tìm cách khác để bảo vệ hàng hóa của mình khi sử dụng Seaway Bill.

  • Không được chấp nhận để xin vay vốn

Mặc dù Seaway Bill có thể được sử dụng như một tài liệu để chứng minh quyền sở hữu của hàng hóa, tuy nhiên nó không được chấp nhận để xin vay vốn từ các tổ chức tín dụng. Vì vậy bạn có thể tham khảo bài viết về  giá cước vận chuyển hàng không quốc tế để biết thêm thông tin nhé!

Những nội dung cơ bản nhất về SWB là gì đã được Kin Kin Logistics thông tin chi tiết đến bạn ở bài viết trên đây. Hãy truy cập vào website của Kin Kin Logistics để có thể cập nhật nhanh những thông tin liên quan đến vận chuyển Nhật Việt và tình hình tin tức Nhật Việt bạn nhé. 

Công ty TNHH KIN KIN LOGISTICS
KIN KIN LOGISTICS COMPANY LIMITED

Tầng 4, Số nhà 19 ngõ 68 Phố Lưu Hữu Phước, Phường Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội kinkinlogistics.com 02466512880

Hãy liên hệ với chúng tôi