TTR là gì? Tất tần tật thông tin về TTR mà bạn cần biết
Phương thức thanh toán TTR là phương thức thanh toán quan trọng khi làm thủ tục thanh toán quốc tế. Tuy nhiên, vẫn có nhiều bạn chưa hiểu chính xác TTR là gì? Vì vậy, trong bài viết dưới đây của Kin Kin Logistics sẽ giúp bạn hiểu rõ về nội dung này và các thông tin liên quan đến TTR để bạn có thể vận dụng khi thanh toán quốc tế.
1. Phương thức thanh toán TTR là gì?
Đầu tiên, chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm TTR là gì? TTR là viết tắt của Telegraphic Transfer Reimbursement có nghĩa là chuyển tiền bằng điện quốc tế có bồi hoàn. TTR là hình thức chuyển tiền nhanh chóng, an toàn. Ngân hàng gửi tiền qua hệ thống điện tử để chuyển tiền từ tài khoản người gửi đến tài khoản nhận. Khi có sự cần thiết hoặc có lỗi xảy ra, trong quá trình telegraphic transfer, TTR được sử dụng để hoàn trả hoặc bồi thường số tiền cho khách hàng.
TTR là một hình thức chuyển tiền quốc tế nhanh chóng và an toàn
Quá trình thanh toán TTR yêu cầu khách hàng cung cấp các tài liệu và chứng từ liên quan như biên lai chuyển tiền, thông tin giao dịch và các thông tin cần thiết khác để chứng minh việc chuyển tiền đã xảy ra và có nhu cầu hoàn trả hoặc bồi thường. Ngân hàng sẽ tiến hành xem xét thông tin và thực hiện quy trình TTR theo quy định và thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng. Đến đây bạn đã hiểu rõ về định nghĩa TTR là gì rồi đúng không?
2. Ý nghĩa của thanh toán TTR là gì?
TTR là một công cụ quan trọng trong ngành ngân hàng và tài chính, mang lại lợi ích và sự an tâm cho khách hàng và các bên liên quan trong quá trình chuyển tiền. Vậy ý nghĩa cụ thể của TTR là gì?
- Bảo vệ quyền lợi của khách hàng: Nếu có bất kỳ vấn đề nào xảy ra như lỗi kỹ thuật, sai sót trong giao dịch hoặc thiếu sót thông tin, TTR đảm bảo khách hàng sẽ được hoàn trả hoặc bồi thường số tiền đã chuyển.
- Đảm bảo tính an toàn và tin cậy trong giao dịch tài chính: TTR đảm bảo rằng số tiền đã chuyển được xử lý một cách an toàn và đáng tin cậy. Quá trình hoàn trả hoặc bồi thường thực hiện theo quy trình và quy định của ngân hàng, đảm bảo tính minh bạch và đúng luật.
Thanh toán TTR đảm bảo độ an toàn trong các giao dịch tài chính
- Xử lý các vấn đề và khiếu nại: TTR giúp giải quyết các vấn đề và khiếu nại phát sinh trong quá trình chuyển tiền. Nếu khách hàng gặp vấn đề như không nhận được tiền chuyển đến, số tiền không đúng hoặc thông tin không chính xác, TTR sẽ đảm bảo sự cố được giải quyết một cách công bằng và hiệu quả.
- Quyền lợi của người gửi và người nhận: TTR bảo vệ quyền lợi của cả người gửi và nhận trong giao dịch chuyển tiền. Người gửi có quyền yêu cầu hoàn trả hoặc bồi thường nếu gặp vấn đề, trong khi người nhận được đảm bảo nhận đúng số tiền đã chuyển đến.
- Quản lý rủi ro: TTR giúp ngân hàng và các tổ chức tài chính quản lý rủi ro trong quá trình chuyển tiền. Qua việc xem xét tài liệu và chứng từ liên quan, TTR đảm bảo tính chính xác và hợp lệ của giao dịch, từ đó giảm thiểu rủi ro và mối đe dọa về gian lận và sai sót.
Bạn đọc tham khảo thêm: Tổng hợp các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến nhất hiện nay
3. Ưu nhược điểm của phương thức thanh toán TTR là gì?
Để hiểu rõ về TTR là gì, chúng ta cùng tìm hiểu về ưu nhược điểm của phương thức thanh toán này. Dưới đây là thông tin về ưu nhược điểm của TTR, bạn có thể tham khảo:
Ưu điểm
- Thanh toán nhanh chóng: Quy trình thanh toán TTR diễn ra khá nhanh, chỉ cần bên nhập khẩu gửi lệnh thanh toán là tiền có thể được chuyển đi trong vòng 1 ngày làm việc.
- Chi phí thấp: TTR thực hiện thông qua hệ thống thanh toán điện tử nên giúp tiết kiệm chi phí hơn so với phương thức truyền thống.
TTR giúp tiết kiệm chi phí thanh toán
Nhược điểm
Ở phần trên là ưu điểm của TTR, vậy còn nhược điểm của TTR là gì? Nhược điểm duy nhất của phương thức này là khó chỉnh sửa. Quá trình thanh toán TTR diễn ra trong thời gian ngắn, vì vậy nếu có sai sót xảy ra thì việc chỉnh sửa sẽ gặp khó khăn. Điều này làm tăng nguy cơ rủi ro và vấn đề liên quan đến tính chính xác, độ bảo mật của giao dịch thanh toán.
Để giảm thiểu rủi ra trong quá trình thanh toán tiền vận chuyển mời quý khách tham khảo giá cước vận chuyển hàng không quốc tế và giá cước vận chuyển hàng không nội địa.
4. Quy trình thanh toán TTR diễn ra như thế nào?
Sau khi đã hiểu được TTR là gì thì chúng ta cùng tìm hiểu quy trình thanh toán của phương thức này nhé.
Quy trình thanh toán chung
Đối với thanh toán TTR muốn được giải quyết nhanh thì phải được thực hiện chuẩn quy trình cụ thể như sau:
Bước 1: Người bán chuẩn bị đầy đủ chứng từ liên quan tới mặt hàng sắp xuất khẩu và chuyển cho người mua hàng.
Bước 2: Sau khi nhận được các chứng từ liên quan, bên mua sẽ kiểm tra, rà soát giấy tờ xem có đảm bảo chính xác, đúng quy định không. Nếu đúng thì sẽ tiến hành sắp xếp và chuyển hàng.
Bước 3: Nhà nhập khẩu tiến hành nhận hàng theo đúng dự kiến. Sau khi nhận đủ hàng, bên mua sẽ tới ngân hàng làm thủ tục thanh toán TTR
Bước 4: Ngân hàng chuyển tiền sẽ xác nhận yêu cầu của khách hàng và tiến hành làm thủ tục đặt lệnh chuyển tiền sang ngân hàng nước ngoài để thanh toán cho người mua.
Bước 5: Ngân hàng sẽ tiến hành xác nhận lệnh chuyển và thanh toán cho người bán.
Quy trình thanh toán TTR chung
Quy trình thanh toán trả trước
Bước 1: Người mua đến ngân hàng của người mua để đặt lệnh chuyển tiền trả cho nhà xuất khẩu.
Bước 2: Ngân hàng người mua tiến hành gửi giấy báo nợ đến người mua.
Bước 3: Ngân hàng của bên mua chuyển tiền cho ngân hàng của bên bán.
Bước 4: Ngân hàng của người bán gửi giấy báo có cho người bán.
Bước 5: Người bán giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho bên mua.
Quy trình thanh toán trả sau
Bước 1: Nhà xuất khẩu giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho phía nhà nhập khẩu.
Bước 2: Nhà nhập khẩu ra lệnh cho ngân hàng người mua chuyển tiền để thanh toán.
Bước 3: Ngân hàng bên người mua gửi giấy báo nợ cho nhà nhập khẩu.
Bước 4: Ngân hàng nhập khẩu thực hiện chuyển tiền cho ngân hàng xuất khẩu.
Bước 5: Ngân hàng bên người bán gửi giấy báo có cho bên bán.
5. Lưu ý khi sử dụng thanh toán bằng TTR
Để hiểu chi tiết về TTR là gì thì không thể bỏ qua những lưu ý khi sử dụng phương thức thanh toán này. Khi sử dụng TTR để thanh toán, bạn cần lưu ý những điều sau đây:
- Giữ các giấy tờ liên quan
Để đảm bảo có giấy tờ để đối soát trong trường hợp hải quan kiểm tra, doanh nghiệp nên giữ lại các giấy tờ, chứng từ liên quan đến việc mua bán và thanh toán. Nó gồm lệnh chuyển tiền, điện chuyển tiền có dấu mộc của ngân hàng, bộ chứng từ gốc.
Bạn nên giữ lại các giấy tờ liên quan để sử dụng khi cần
- Thanh toán sau khi nhận hàng và chứng từ gốc
Khi sử dụng thanh toán TTR trả sau, bên nhập khẩu chỉ thanh toán khi đã nhận đủ hàng kèm bộ chứng từ gốc và tờ khai hải quan.
- Gửi chứng từ gốc đến ngân hàng
Nhà xuất khẩu có trách nhiệm mang bộ chứng từ gốc sao thành bản khác. Sau đó gửi kèm theo lệnh chuyển tiền và gửi lại cho phía ngân hàng để ngân hàng thực hiện thanh toán bằng cách chuyển khoản.
- Đảm bảo đủ tiền trong tài khoản
Nhà nhập khẩu cần đảm bảo có đủ tiền trong tài khoản để thanh toán theo hóa đơn thương mại.
- Giữ lại chứng từ
Giữ lại bản sao của các chứng từ liên quan đến giao dịch TTR gồm biên nhận chuyển tiền và thông tin xác nhận từ ngân hàng. Những chứng từ này có thể hữu ích để tra cứu hoặc là xác minh lại các giao dịch sau này.
Như vậy, định nghĩa TTR là gì cũng như các thông tin liên quan đến phương thức thanh toán TTR đã được Kin Kin Logistics giải đáp trong bài viết trên. Hy vọng với những thông tin trong bài viết đã giúp bạn có thêm những kiến thức mới bổ ích về hình thức thanh toán quốc tế này.